24. Kinh doanh thương mại

Trọng tài vụ việc (Ad-hoc arbitration) và trọng tài thường trực (Permanent arbitration) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: nghetudo.vn)

Trọng tài vụ việc (Ad-hoc arbitration)

Khái niệm

Trọng tài vụ việc trong tiếng Anh là Ad-hoc arbitration.

Trọng tài vụ việc (Ad-hoc arbitration) là hình thức trọng tài được các bên tranh chấp thỏa thuận lập ra để giải quyết xong vụ tranh chấp đó.

Đặc điểm của trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc không có trụ sở và bộ máy cố định, không có danh sách trọng tài viên và không có qui tắc tố tụng riêng. Trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên thỏa thuận cử trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài. Các bên tranh chấp có thể lựa chọn qui tắc tố tụng phổ biến nào đó (thường là Qui tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín) để giải quyết vụ tranh chấp.

Xác định địa điểm tổ chức trọng tài vụ việc là vô cùng quan trọng, bởi hầu hết các khó khăn liên quan đến tiến hành trọng tài vụ việc như việc chỉ định trọng tài viên, khoản thù lao,… sẽ phải giải quyết theo luật quốc gia của nơi tiến hành trọng tài.

Trọng tài vụ việc thường được thành lập theo sự thỏa thuận của các bên sau khi tranh chấp đã xảy ra.

Tham khảo:   Khiếu nại hàng hải (Marine Complaint) là gì? Qui định về khiếu nại hàng hải

Trọng tài thường trực (Permanent arbitration)

Khái niệm

Trọng tài thường trực trong tiếng Anh là Permanent arbitration.

Trọng tài thường trực (Permanent arbitration) là hình thức trọng tài có tổ chức, có trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng, có qui chế tố tụng riêng và được qui định rất chặt chẽ.

Đặc điểm của trọng tài thường trực

Ở các quốc gia khác nhau, trọng tài thường trực thường có các tên gọi khác nhau, như: Trung tâm trọng tài, Ủy ban trọng tài, Viện trọng tài, Hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế.

Cơ cấu tổ chức của trọng tài thường trực thông thường bao gồm: bộ phận thường trực (Ban quản trị và phòng thư kí); các hội đồng trọng tài (được thành lập khi có vụ việc). Bên cạnh đó còn có bộ phận giúp việc.

Ở Việt Nam hiện nay, Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập. 

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng kí hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở.

Tham khảo:   Mức thuế trần (Bindding Tariffs) là gì?

Khái niệm liên quan

Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm. Trung tâm Trọng tài có Ban điều hành và các Trọng tài viên. 

Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư kí do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử. Những người được Trung tâm Trọng tài mời làm Trọng tài viên phải có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo