24. Kinh doanh thương mại

Tòa án trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration) là gì?

unidroit

Tòa án trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration) (Nguồn: Daily Sabah)

Tòa án trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration)

Tòa án trọng tài quốc tế – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ International Court of Arbitration.

Tòa án trọng tài quốc tế hay còn gọi là Tòa án trọng tài quốc tế ICC (International Court of Arbitration of the International Chamber of Commerce) là tổ chức trọng tài thương mại hàng đầu thế giới, được thành lập năm 1923, có trụ sở đặt tại Paris – Pháp và tố tụng trọng tài diễn ra tại 35 quốc gia. (Theo International Chamber of Commerce – ICC)

Qui tắc tòa án trọng tài quốc tế

ICC khuyến nghị tất cả các bên có ý định chọn trọng tài ICC đưa vào hợp đồng điều khoản mẫu như sau:

– Các bên cần lưu ý nên qui định trong điều khoản trọng tài luật điều chỉnh hợp đồng, số lượng các trọng tài viên, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài. Quyền tự do lựa chọn của các bên về luật điều chỉnh hợp đồng, địa điểm và ngôn ngữ trọng tài không bị giới hạn bởi Qui tắc Trọng tài ICC.

– Bên cạnh đó cần lưu ý tới Luật của các nước yêu cầu các bên tham gia hợp đồng thể hiện rõ việc chấp thuận các thoả thuận trọng tài, theo cách thức cụ thể và rõ ràng.

Tham khảo:   Cảng biển (Harbor) là gì? Chức năng và nhiệm vụ của cảng biển

– Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm theo Qui tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Qui tắc trọng tài ICC.

Tính bí mật về công việc của Toà án Trọng tài Quốc tế

1. Các phiên họp của Toà án trọng tài quốc tế phải được giữ bí mật, bất kể hình thức nào.

2. Trong các trường hợp ngoại lệ, Chủ tịch Toà án trọng tài quốc tế có thể mời những người khác tham dự. Những người đó phải tôn trọng tính bí mật của công việc trong Toà.

3. Mọi tài liệu nộp lên Toà án hoặc do Toà án soạn thảo trong quá trình tố tụng, chỉ được gửi cho các thành viên của Toà, Ban Thư và những người được Chủ tịch ủy quyền để tham dự các phiên họp của Toà.

4. Chủ tịch hoặc Tổng Thư của Toà có thể ủy quyền cho các nhà nghiên cứu tiến hành các công việc có tính khoa học về luật thương mại quốc tế, tìm hiểu rõ về phán quyết và các tài liệu khác vì lợi ích chung, trừ những biên bản, ghi chép, giải trình và các tài liệu được các bên gửi tới trong khuôn khổ tố tụng trọng tài.

Tham khảo:   Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) là gì? Các loại vận đơn đường biển

5. Giấy phép sẽ không được cấp trừ khi người hưởng lợi cam kết tôn trọng tính bí mật của các tài liệu và hạn chế mọi sự công bố về việc này nếu không có sự đệ trình văn bản trước đó lên Tổng Thư của Toà để phê duyệt.

6. Ban Thư sẽ lưu giữ tại hồ sơ của Toà mọi phán quyết, điều khoản tham chiếu và các quyết định của Toà án trọng tài quốc tế cũng như các văn thư liên quan trong từng vụ kiện đưa lên trọng tài giải quyết.

7. Mọi tài liệu, văn thư giao dịch, thư từ được các bên nộp lên hoặc các trọng tài viên đưa ra có thể được hủy bỏ trừ khi một bên hoặc một trọng tài viên yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn do Ban Thư ấn định gửi trả các tài liệu này. 

Mọi chi phí và phí tổn liên quan tới việc gửi trả các văn bản tài liệu sẽ do bên đó hoặc trọng tài viên đó chịu. (Theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế – ICC)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc