24. Kinh doanh thương mại

Vận tải đường bộ (Road Transport) là gì? Ưu điểm và hạn chế

Introduction-International-Transport-Logistics-

Vận tải đường bộ (Road Transport) (Nguồn: UFG)

Vận tải đường bộ (Road Transport)

Vận tải đường bộ – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Road Transport.

Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa hay hành khách từ nơi này sang nơi khác trên đường bộ. Đường bộ là một tuyến đường có bề mặt phẳng giữa hai điểm đến, được trải nhựa để cho phép vận chuyển bằng phương tiện cơ giới và phương tiện không có động cơ. 

Vận tải đường bộ có nhiều lợi thế so với các phương thức vận tải khác. Việc đầu cho vận tải đường bộ ít hơn so với các phương thức vận tải khác như đường sắt và vận tải hàng không. Chi phí xây dựng, chi phí vận hành và bảo trì đường bộ cũng rẻ hơn so với đường sắt.

Vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng của hệ thống vận tải quốc gia. Vận tải đường bộ có nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa giữa các trung tâm kinh tế, giữa các xí nghiệp sản xuất với nơi tiêu dùng. Ngoài ra nó còn chuyên chở hỗ trợ cho các phương tiện vận tải khác như vận tải biển, vận tải đường sắt hay vận tải hàng không… (Theo The Economic Times)

Ưu điểm và hạn chế của vận tải đường bộ

Ưu điểm

Tham khảo:   Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) là gì? Các loại vận đơn đường biển

a) Vận tải đường bộ có tính cơ động và linh hoạt rất cao: 

Đây là đặc điểm nổi bật của phương tiện vận tải đường bộ so với các phương thức vận tải khác. Nó thể hiện ở chỗ, có thể tập trung một lượng lớn phương tiện một cách nhanh chóng bất cứ lúc nào để đáp ứng nhu cầu chuyên chở và ít phụ thuộc vào đường sá, bến bãi nên có khả năng thực hiện chuyên chở đến các vùng xa xôi hẻo lánh.

b) Tốc độ đưa hàng nhanh:

Tuy rằng tốc độ kĩ thuật của các phương tiện đường bộ thấp hơn so với máy bay và tàu hỏa nhưng nhanh hơn tàu biển, tàu sông và thời gian xếp dỡ ở các điểm đầu và điểm cuối ít, ít đỗ dọc đường nên tốc độ đưa hàng của phương tiện đường bộ tương đối nhanh. 

c) Vốn đầu tư xây dựng đường bộ ít tốn kém:

Tùy theo loại đường mà vốn đầu tư đường bộ có khác nhau, nhưng nhìn chung ít tốn kém nguyên vật liệu, sắt thép như xây dựng đường sắt. Cho nên trong trường hợp lưu lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ hoặc trong những trường hợp không có đường thủy thì xây dựng đường ô tô sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

Tham khảo:   Rủi ro TPND (Thief, Piferage and Non Delivery – TPND Risks) là gì?

Hạn chế

a) Giá thành cao:

Bởi vì giá thành vận tải đường bộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: trọng tải nhỏ, tỉ lệ phương tiện chạy không hàng hóa cao, chất lượng đường bộ không đồng đều. Giá thành trong vận tải ô tô cao gấp 5 lần so với vận tải đường sắt và 4 lần so với vận tải sông.

b) Trọng tải nhỏ:

Trọng tải trung bình của vận tải đường bộ rất nhỏ so với các phương thức vận tải khác. Trọng tải trung bình của ô tô chỉ khoảng 5 – 10 tấn, với ô tô chuyên dùng có thể lên tới 30 tấn hoặc hơn nữa trong khi trọng tải tàu hỏa, tàu biển lên tới hàng chục vạn, hàng vạn tấn, cho nên năng suất lao động trong vận tải đường bộ rất thấp. (Theo Giáo trình Vận tải quốc tế và Bảo hiểm vận tải quốc tế)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo