24. Kinh doanh thương mại

Đấu thầu quốc tế (International Bidding) là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức giao dịch

Đấu thầu quốc tế

Khái niệm

Đấu thầu quốc tế trong tiếng Anh là International Bidding.

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt theo đó người mua công bố trước yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ kèm theo các điều kiện mua bán để nhiều người cạnh tranh với nhau giành quyền cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó qua việc người mua trao hợp đồng cho người cung cấp có giá cả và điều kiện hợp lí nhất. 

Vì vậy, đặc điểm cơ bản của đấu thầu là giao dịch mua bán đặc biệt thường được qui định trước về mặt thời gian, địa điểm, hàng hóa và có qui chế riêng gọi là qui chế đấu thầu.

Đấu thầu có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua nên người mua chiếm ưu thế và có lợi hơn. Đối tượng được tổ chức đấu thầu thường là những hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, có giá trị lớn, công nghệ cao và có thể thay thế. 

Đấu thầu trong mua sắm như vậy đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả nên được sử dụng khá rộng rãi. Đặc biệt, trong trường hợp người có vốn hay cấp vốn không phải là người mua và người sử dụng thì hình thức đấu thầu đảm bảo được sự minh bạch, quyền và nghĩa vụ của các bên một cách tối ưu nhất. 

Các loại hình đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế có rất nhiều loại khác nhau có thể chia theo các căn cứ sau đây:

Tham khảo:   Điều khoản tham chiếu (Reference Provision) là gì? Nội dung điều khoản tham chiếu

– Căn cứ vào đối tượng có đấu thầu xây lắp, đấu thầu mua sắn thiết bị, đấu thầu quản lí, đấu thầu tư vấn,…

– Căn cứ vào phạm vi có đấu thầu mở rộng, đấu thầu hạn chế hay chỉ định thầu.

– Căn cứ vào hình thức bỏ thầu có hình thức đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. 

– Căn cứ vào cách tổ chức đấu thầu có đấu thầu một giai đoạn và đấu thầu nhiều giai đoạn. 

Ưu, nhược điểm của giao dịch tiến hành đấu thầu quốc tế

Ưu điểm

Đấu thầu quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt với những qui trình, thể lệ, nguyên tắc cho những người tham dự cạnh tranh chào hàng nên giúp ích cho người mời thầu có điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch.

Bên mời thầu có độ an toàn cao khi giao dịch mua bán bằng hình thức đấu thầu, họ được quyền lựa chọn và tham khảo các chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực liên quan đến mua bán hàng hóa. 

Hơn nữa, ưu điểm của đấu thầu quốc tế còn giúp cho các cơ quan quản lí, cơ quan cấp vốn,… tránh được thất thoát trong mua bán và xây dựng cơ bản. Các nhà tham dự thầu cũng được an toàn hơn do người mua là thực sự và được đảm bảo về khả năng thanh toán cao hơn.

Tham khảo:   Tạm nhập tái xuất (Temporary import and re-export) là gì?

Do đó, đấu thầu quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Những cuộc đấu thầu minh bạch và công khai luôn được đánh giá cao và giúp cho cả bên hưởng lợi từ các công trình và sản phẩm hàng hóa đó ủng hộ.

Nhược điểm

Đấu thầu quốc tế cũng có những hạn chế nhất định. Đặc biệt là chi phí tổ chức và mở thầu khá tốn kém nên thường áp dụng hình thức đấu thầu trong mua bán đối với những hàng hóa, công trình có giá trị cao. 

Thậm chí, chi phí của các bên tham dự cũng là những vấn đề được cân nhắc khi tham gia đấu thầu mặc dù hình thức đấu thầu là rất an toàn về tài chính cho họ.

Một nhược điểm nữa của hình thức đấu thầu và khó kiểm soát sự thông thầu giữa các nhà thầu và giữa nhà thầu với nhà tham dự thầu. 

(Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo