24. Kinh doanh thương mại

Trọng tài nước ngoài (Foreign Arbitration) là ai? Quyền, nghĩa vụ của trọng tài nước ngoài

Hình minh họa (Nguồn: PLO).

Trọng tài nước ngoài (Foreign Arbitration)

Trọng tài nước ngoài – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Foreign Arbitration.

Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo qui định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.”

“Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.”

Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức:

– Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài;

–  Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài. (Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010)

Quyền và nghĩa vụ của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 

Đối với chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo qui định của pháp luật Việt Nam.

– Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.

– Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Tham khảo:   Tái tạo nguồn lợi thủy sản (Aquatic Resources Reproduction) là gì?

– Có con dấu mang tên Chi nhánh theo qui định của pháp luật Việt Nam.

– Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.

– Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo qui định của pháp luật.

– Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.

– Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.

– Trả thù lao cho Trọng tài viên.

– Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.

– Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

– Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng hoạt động.

– Chấp hành qui định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.

– Báo cáo định kì hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng hoạt động.

Đối với văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

– Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.

Tham khảo:   Thương nhân nước ngoài (Foreign Trader) là ai?

– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo qui định của pháp luật Việt Nam.

– Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

– Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo qui định của pháp luật Việt Nam.

– Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được qui định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

– Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.

– Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo qui định của pháp luật Việt Nam.

– Chấp hành qui định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.

– Báo cáo định kì hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng hoạt động. (Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo