24. Kinh doanh thương mại

Thương nhân nước ngoài (Foreign Trader) là ai?

Thương nhân nước ngoài (Foreign Trader)

Thương nhân nước ngoài – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Foreign Trader.

Luật Thương mại năm 2005 qui định như sau: “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kinh doanh theo qui định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.”

Qui định về thương nhân nước ngoài

Nội dung

1. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật qui định.

2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

Tham khảo:   Mô hình doanh thu quảng cáo (Advertising-supported revenue model) là gì?

1. Chính phủ thống nhất quản việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam.

3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có qui định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo qui định của pháp luật chuyên ngành đó.

Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài

Tham khảo:   Chợ kinh doanh thực phẩm (Food business market) là gì?

1. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;

b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;

c) Theo quyết định của cơ quan quản nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và qui định của giấy phép;

d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;

đ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo qui định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;

e) Các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

2. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam. (Theo Luật Thương mại năm 2005)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo