24. Kinh doanh thương mại

Hiệp định Marrakesh (Marrakesh Agreement) là gì?

Hiệp định Marrakesh (Marrakesh Agreement)

Hiệp định Marrakesh (Marrakesh Agreement)

Hiệp định Marrakesh – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Marrakesh Agreement.

Hiệp định Marrakesh hay còn gọi là Tuyên ngôn Marrakesh, là một thỏa thuận được kí kết tại Marrakesh, Morocco bởi 123 quốc gia vào ngày 15/5/1994. Hiệp định Marrakesh đánh dấu kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm bằng việc ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. (Theo World Trade Organization – WTO)

Cơ cấu của WTO theo hiệp định Marrakesh

Hội nghị Bộ trưởng

Hội nghị Bộ trưởng sẽ họp hai năm một lần bao gồm đại diện của tất cả các Thành viên. Hội nghị Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động cần thiết để thực thi những chức năng này. 

Khi một Thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị Bộ trưởng có quyền đưa ra những quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kì một Hiệp định Thương mại Đa biên nào theo đúng các yêu cầu cụ thể về cơ chế ra quyết định qui định trong Hiệp định Marrakesh và Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan.

Tham khảo:   Ủy ban hệ thống HS (Harmonized System Committee) là gì?

Đại Hội đồng

Đại Hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại Hội đồng đảm nhiệm. 

Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức năng được qui định trong Hiệp định Marrakesh. Đại Hội đồng sẽ thiết lập các qui tắc về thủ tục của mình và phê chuẩn những qui tắc về thủ tục cho các Ủy ban theo qui định.

Khi cần thiết, Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan Giải quyết tranh chấp hoặc Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại được qui định tại TPRM. 

Các Hội đồng khác

Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ (GATS) và Hội đồng về các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS) sẽ hoạt động theo chỉ đạo chung của Đại Hội đồng. Tất cả các Hội đồng này sẽ đảm nhiệm những chức năng được qui định trong các Hiệp định riêng rẽ và do Đại Hội đồng giao phó. 

Tham khảo:   Hối phiếu có kì hạn (Time Draft) là gì? Ví dụ về hối phiếu có kì hạn

Các Hội đồng này sẽ tự xây dựng cho mình những qui tắc về thủ tục và phải được Đại Hội đồng thông qua. Tư cách thành viên của các Hội đồng này sẽ được rộng mở cho đại điện của các nước Thành viên. Khi cần thiết các Hội đồng này có thể nhóm họp để thực hiện các chức năng của mình.

Các Hội đồng này sẽ thành lập ra các cơ quan cấp dưới theo yêu cầu. Các cơ quan cấp dưới này sẽ tự xây dựng cho mình những qui định về thủ tục và phải được Hội đồng cấp trên của mình thông qua. (Theo Marrakesh Agreement, Thư Viện Pháp Luật)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo