24. Kinh doanh thương mại

Gỗ hợp pháp (Legal Timber) là gì? Qui định về gỗ hợp pháp

Gỗ hợp pháp (Legal Timber) (Nguồn: Báo Chính Phủ)

Gỗ hợp pháp (Legal Timber)

Gỗ hợp pháp – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Legal Timber.

Theo Luật Lâm nghiệp , gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, mua bán, sản xuất phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam.

Gỗ hợp pháp theo định nghĩa của VPA là sản phẩm gỗ được khai thác hay nhập khẩu và chế biến tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, được nêu rõ trong định nghĩa hợp pháp và các điều khoản thích hợp khác của VPA. 

Trong trường hợp gỗ nhập khẩu, gỗ hợp pháp có nghĩa là sản phẩm gỗ được khai thác, chế biến, và xuất khẩu tuân thủ pháp luật của nước khai thác. (Theo Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI)

Định nghĩa gỗ hợp pháp (Timber Legality Definition – LD) trong Hiệp định VPA/FLEGT là tập hợp những qui định của pháp luật áp dụng đối với gỗ tại Việt Nam. LD được xây dựng dựa trên luật pháp hiện hành và thông qua một quá trình tham vấn với các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam.

Sau khi Hiệp định VPA/FLEGT được phê chuẩn, Việt Nam thông báo cho EU bất cứ sự thay đổi về bằng chứng hoặc văn bản qui phạm pháp luật tham chiếu trong LD thông qua JIC và JIC sẽ xem xét mức độ thay đổi và tác động đến LD ít nhất hai năm một lần trong quá trình thực thi Hiệp định theo qui định. (Theo EU FLEGT)

Tham khảo:   Thủ tục hải quan (Customs procedures) là gì? Phân loại thủ tục hải quan

Nội dung qui định về gỗ hợp pháp

Cấu trúc và nội dung

Qui định về gỗ hợp pháp được xây dựng cho hai nhóm đối tượng: Tổ chức và Hộ gia đình vì: 

– Sự khác nhau về qui định áp dụng cho cho hai nhóm đối tượng; 

– Sự khác nhau về qui mô đầu tư, phạm vi và tổ chức hoạt động của mỗi nhóm đối tượng; 

– Nhằm đảm bảo sự tuân thủ LD của hai nhóm đối tượng này và làm cho VNTLAS được rõ ràng, cụ thể và có khả năng thực hiện.

Trách nhiệm của các bên liên quan

1. Trách nhiệm của Tổ chức 

a) Chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin và tính hợp pháp của tất cả các nguồn gỗ, kể cả nguồn gỗ nội địa. Đối với gỗ nhập khẩu, Tổ chức phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo qui định;

b) Chịu trách nhiệm tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng hoặc đề nghị các chủ thể xác minh tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng cho mỗi giao dịch phù hợp với từng điểm của chuỗi cung;

c) Chịu trách nhiệm kiểm tra và lưu giữ bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ được mua khi mua gỗ từ bất nguồn nào;

d) Kiểm tra tính xác thực và tính hợp lệ của hồ sơ gỗ và đối chiếu sự phù hợp giữa hồ sơ với lô gỗ thực tế để đảm bảo gỗ mua là hợp pháp. Trong trường hợp có nghi ngờ rủi ro về gỗ bất hợp pháp, Tổ chức sẽ không mua gỗ;

Tham khảo:   Hiệp định SMGS (Agreement on International Goods Traffic by Rail - SMGS) là gì?

đ) Đánh giá nhà cung ứng có kiểm tra và tài liệu hóa bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ được mua hay không.

2. Trách nhiệm của Hộ gia đình 

a) Chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin và tính hợp pháp của tất cả các nguồn gỗ, kể cả nguồn gỗ nội địa. Đối với gỗ nhập khẩu, Hộ gia đình phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo qui định;

b) Chịu trách nhiệm tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng hoặc đề nghị chủ thể xác minh tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng cho mỗi giao dịch phù hợp với từng điểm của chuỗi cung;

c) Chịu trách nhiệm kiểm tra và lưu giữ bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ được mua khi mua gỗ từ bất nguồn nào;

d) Kiểm tra tính xác thực và tính hợp lệ của hồ sơ gỗ và đối chiếu sự phù hợp giữa hồ sơ với lô gỗ thực tế để đảm bảo gỗ mua là hợp pháp. Trong trường hợp có nghi ngờ rủi ro về gỗ bất hợp pháp, Hộ gia đình không mua gỗ;

đ) Đánh giá nhà cung ứng có kiểm tra và tài liệu hóa bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ được mua hay không. (Theo VPA-FLEGT, VCCI)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo