24. Kinh doanh thương mại

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Vietnam Competition and Consumer Authority – VCCA) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: aseanconsumer)

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Khái niệm

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trong tiếng Anh gọi là: Vietnam Competition and Consumer Authority – VCCA.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lí nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 

Tổ chức, quản lí hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lí của Cục theo qui định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với qui định của pháp luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo qui định của pháp luật.

4. Về cạnh tranh:

a) Thụ lí, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lí theo qui định của pháp luật;

b) Thụ lí, tổ chức điều tra, xử lí hoặc đề xuất biện pháp xử lí đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác theo qui định của pháp luật;

Tham khảo:   Qui trình thủ tục hải quan (Process of customs procedure) là gì?

c) Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các qui định của pháp luật để trình Bộ trưởng quyết định;

d) Kiểm soát tập trung kinh tế;

đ) Xây dựng, quản lí hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về qui tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ;

e) Quản lí hoạt động bán hàng đa cấp theo qui định của pháp luật.

5. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

a) Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo qui định của pháp luật;

b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lí hoặc đề xuất biện pháp xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

c) Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục theo qui định của pháp luật;

6. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

7. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

8. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác quản lí cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

9. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước đối với các hội/hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo qui định của pháp luật.

Tham khảo:   Đường cơ sở (Baseline) trên biển là gì? Các loại đường cơ sở

10. Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lí và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo qui định của pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

11. Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lí cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lí của Bộ.

12. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia đàm phán vấn đề cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các điều ước quốc tế về thương mại theo phân công của Bộ trưởng.

13. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ.

14. Quản lí tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỉ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lí của Bộ.

15. Quản lí tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo qui định của pháp luật.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

(Tài liệu tham khảo: Quyết định số 3808/QĐ-BCT Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng)

Tham khảo:   Thỏa thuận DSU (Dispute Settlement Understanding - DSU) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo