24. Kinh doanh thương mại

Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online-Dispute Resolution – ODR) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: topontiki)

Giải quyết tranh chấp trực tuyến

Khái niệm

Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong tiếng Anh gọi là: Online-Dispute Resolution – ODR.

Theo các chuyên gia pháp lí “giải quyết tranh chấp trực tuyến” là một thuật ngữ ghép (collective terms) giữa trực tuyến (Online) và giải quyết tranh tranh chấp thay thế (ADR). 

Do đó ODR được hiểu một cách rộng rãi trên thế giới như là việc sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế với sự hỗ trợ của công nghệ internet (mạng trực tuyến). 

Với đặc điểm này ODR bao gồm một loạt các qui trình giải quyết tranh chấp thay thế được thực hiện qua cơ chế trực tuyến như internet hoặc một số hình thức công nghệ cho phép thực hiện các kết nối thông tin ảo trên mạng mà không đòi hỏi các bên phải liên hệ trực tiếp trong một không gian vật chất nhất định.

Đặc điểm

ODR không chỉ tập trung vào giải quyết các tranh chấp Thương mại Điện tử (TMĐT). 

Tại Hoa Kỳ nơi ODR phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi Liên đoàn Luật sư Hoa Kỳ (ABA) còn khẳng định rằng ODR dùng các qui trình giải quyết tranh chấp thay thế để giải quyết các khiếu nại tranh chấp phát sinh từ các giao dịch trực tuyến giao dịch TMĐT và cả các tranh chấp phát sinh từ các sự kiện không liên quan đến internet – còn gọi là những tranh chấp “ngoại tuyến” (offline dispute). 

Tham khảo:   Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP) là gì? Các nội dung về GSP

Không chỉ ở các nước phát triển ngay ở Việt Nam hiện nay nhiều khiếu kiện tranh chấp từ các giao dịch không thực hiện qua internet cũng đang được giải quyết bằng phương thức trực tuyến.

Bản chất của ODR chính là sự kết hợp giữa ADR và một công cụ đặc biệt là công nghệ internet do vậy ODR chứa đựng tất cả các đặc điểm của ADR đó là tính tự nguyện linh hoạt trong qui trình giải quyết khả năng tiết kiệm thời gian và tiền bạc đề cao sự tự quyết giữa các bên và tính không bắt buộc tuân thủ của thỏa thuận giải quyết tranh chấp (trừ phán quyết trọng tài). 

Mặc dù ODR có thể sử dụng để giải quyết rất nhiều loại tranh chấp bao gồm cả những tranh chấp ngoại tuyến nhưng có thể thấy rằng đối tượng chủ yếu của ODR chính là các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch TMĐT tập trung vào các nhóm chủ yếu là B2B B2C và C2C. 

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam, Phan Thị Thanh Thủy)

Tham khảo:   Chính sách đa tâm (Polycentric policy) là gì? Ưu và nhược điểm

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo