24. Kinh doanh thương mại

Hòa giải (Reconcile) là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp hòa giải

Hình minh họa (Nguồn: images.radio-canada.ca)

Hòa giải (Reconcile)

Khái niệm

Hòa giải trong tiếng Anh là Reconcile.

Hòa giải (Reconcile) là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có sự tham gia của bên thứ ba độc lập, do hai bên tranh chấp cùng chỉ định hay chấp nhận, giữ vai trò trung gian hỗ trợ cho các bên tìm kiếm những giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp.

Đặc điểm của giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức hòa giải 

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức hòa giải có những đặc điểm chủ yếu sau:

Hòa giải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên tranh chấp và có sự tham gia của bên thứ ba giữ vai trò trung gian hòa giải. Bên thứ ba phải có vị trí độc lập đối với các bên tranh chấp, không ở vị trí xung đột lợi ích của một trong các bên trong các quan hệ đang có tranh chấp

– Bên thứ ba làm trung gian hòa giải không phải là những đại diện của bất kì bên nào và cũng không có quyền quyết định, phán xét

– Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kĩ năng của bên thứ ba độc lập làm trung gian hòa giải

Tham khảo:   Kiểm tra hồ sơ hải quan (Examines customs files) là gì? Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan

– Người đưa ra quyết định cuối cùng trong quá trình hòa giải không phải là người trung gian mà là các bên tranh chấp

Do tính chất tự nguyện của hòa giải nên hòa giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên không đạt được thỏa thuận hoặc nếu một trong hai bên không muốn tiếp tục hòa giải

Các hình thức hòa giải

Khi hòa giải các bên tranh chấp có thể lựa chọn các hình thức cụ thể sau:

– Thứ nhất, các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng nhau chỉ định người trung gian và hòa giải không bắt buộc phải tuân theo một qui tắc hòa giải nào

– Thứ hai, các bên thỏa thuận hòa giải theo qui tắc hòa giải của một tổ chức nghề nghiệp hoặc một chức trọng tài nào đó. Ví dụ: Qui tắc hòa giải của trung tâm hòa giải Bắc Kinh; Qui tắc hòa giải không bắt buộc của phòng thương mại quốc tế; Qui tắc hòa giải của UNICITRAL;…

Ưu, nhược điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng hòa giải

Ưu điểm

– Thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.

Tham khảo:   Hợp đồng cung ứng lao động (Labour Supply Agreement) là gì?

– Cơ hội thành công cao hơn vì có bên thứ ba làm trung gian hòa giải

Nhược điểm

– Kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

– Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng một phần do có sự can thiệp của bên thứ ba

– Tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ ba

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo