24. Kinh doanh thương mại

Thương lượng (Negotiate) là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp thương lượng

Hình minh họa (Nguồn: st.galaxypub.vn)

Thương lượng (Negotiate)

Khái niệm

Thương lượng trong tiếng Anh là Negotiate.

Thương lượng (Negotiate) là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh mà không cần đến vai trò của bên thứ ba. Khi có tranh chấp các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết.

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng thường được các bên tranh chấp sử dụng trước tiên vì giải quyết tranh chấp bằng phương thức này tiết kiệm về thời gian và tiền bạc, giữ được uy tín và bí mật kinh doanh cho các bên.

Đặc điểm của thương lượng

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng có một số đặc điểm chủ yếu sau:

– Do các bên tranh chấp tự bàn bạc, thương lượng với nhau để giải quyết xung đột, không có sự tham gia của bên thứ ba

– Các bên tranh chấp cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biện pháp thích hợp và thỏa thuận để tự giải quyết các xung đột

– Là phương thức giải quyết tranh chấp khá đơn giản, song kết quả thương lượng phụ thuộc vào thiện chí của các bên. Nếu một trong các bên tranh chấp thiếu thiện chí thì quá trình giải quyết sẽ kéo dài, thậm chí tranh chấp không được giải quyết.

Tham khảo:   Quan hệ pháp luật tài chính là gì? Phân loại quan hệ pháp luật tài chính

Kết quả thương lượng là những cam kết trong biên bản thỏa thuận giữa các bên về những giải pháp cụ thể để loại trừ xung đột.

Trong kinh doanh, khi có tranh chấp xảy ra, ngoài hình thức thương lượng trực tiếp bằng cách các bên gặp nhau thỏa thuận thương lượng thì các bên còn có thể thương lượng bằng cách gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại. Thông thường, bên bị vi phạm gửi đơn khiếu nại kèm theo các chứng cứ chứng minh cho bên vi phạm và bên vi phạm trả lời đơn khiếu nại đó.

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, các bên tranh chấp có toàn quyền thỏa thuận về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức cụ thể để giải quyết tranh chấp.

Ưu nhược điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng

Ưu điểm

– Phương thức thương lượng không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các qui định chặt chẽ về qui trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc.

– Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên.

Tham khảo:   Kho ngoại quan (Bonded warehouse) là gì? Các nội dung, quyền và nghĩa vụ liên quan

– Cũng bởi không có sự điều chỉnh của qui phạm pháp luật nên không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.

Nhược điểm

Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có qui định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Do đó, từ qui trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sự điều chỉnh của qui phạm pháp luật. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo