24. Kinh doanh thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution – ADR) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: oal.law)

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế

Khái niệm

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trong tiếng Anh gọi là: Alternative Dispute Resolution – ADR.

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế là bất kì phương pháp giải quyết tranh chấp mà không cần kiện tụng. Tòa án công có thể được yêu cầu xem xét tính hợp lệ của các phương pháp ADR, nhưng họ sẽ hiếm khi đảo ngược các quyết định nếu các bên tranh chấp đã hình thành một hợp đồng hợp lệ để tuân theo chúng. 

Trọng tài và hòa giải là hai hình thức chính của phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. (Theo Legal Information Institute)

Một qui định quen thuộc trong các hợp đồng quốc tế là khi phát sinh tranh chấp, các bên phải cố gắng dùng thương lượng để giải quyết nó trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán. Đây là qui định để đảm bảo sự thiện chí giữa các bên. 

Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thương lượng khó có thể tiến hành thuận lợi khi các bên không xem xét các vấn đề một cách khách quan. Đây là lúc bên thứ ba độc lập có thể giúp cho cuộc tranh luận đang có nguy cơ không đem lại được kết quả gì. 

Tham khảo:   Đồng tiền bị định giá cao (Overvalued currency) là gì? Ưu điểm và hạn chế

Điều này cũng là lí do các hợp đồng quốc tế thường qui định các bên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác (Alternative dispute resolution – ADR) trước khi khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.

Theo nghĩa rộng, “phương thức giải quyết tranh chấp thay thế” được hiểu là một “sự thay thế” cho thủ tục thông thường của Tòa án. 

Như vậy, trọng tài cũng là một cơ chế giải quyết tranh chấp thay cho Tòa án. So với tòa án, cơ chế trọng tài cung cấp sự bảo mật cũng như sự linh hoạt hơn cho các bên. 

Tuy nhiên chức năng của thẩm phán và trọng tài viên đều là xét xử, cả hai đều không đưa ra cách để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng mà phân định trách nhiệm của các bên đối với vấn đề tranh chấp.

Có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, do đó cần phải lưu ý sự khác biệt chủ yếu giữa các phương thức ADR. 

Ví dụ như hòa giải – một phương thức không bắt buộc, có sự tham gia của một bên thứ ba độc lập giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn và được tiến hành không theo thủ tục tố tụng tòa án hay trọng tài.

Tham khảo:   Phạt vi phạm hợp đồng (Fines against contract violations) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo