24. Kinh doanh thương mại

Quan hệ pháp luật tài chính là gì? Phân loại quan hệ pháp luật tài chính

Hình minh họa (Nguồn: img.giaoduc.net.vn)

Quan hệ pháp luật tài chính (Financial legal relation)

Khái niệm

Quan hệ pháp luật tài chính trong tiếng Anh là Financial legal relation.

Quan hệ pháp luật tài chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động tài chính của các chủ thể được các qui phạm pháp luật tài chính điều chỉnh, trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Các yếu tố của quan hệ pháp luật tài chính

Chủ thể

Chủ thể của quan hệ pháp luật tài chính là những người tham gia vào các quan hệ tài chính được nhà nước công nhận có năng lực chủ thể. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài chính không chỉ là nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước) mà còn bao gồm rất nhiều các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Khách thể

Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính chủ yếu là tiền và các giấy tờ, chứng từ có giá có thể chuyển đổi thành tiền, bên cạnh đó, khách thể của quan hệ pháp luật tài chính còn bao gồm cả những lợi ích phi vật chất khác.

Nội dung

Nội dung của quan hệ pháp luật tài chính là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể, được qui định bằng các qui phạm pháp luật hoặc được pháp luật thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện

Tham khảo:   Giấy phép FLEGT (FLEGT Licence) là gì? Qui định cấp giấy phép FLEGT

Các quan hệ tài chính công khi được pháp luật điều chỉnh, hầu hết quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài chính công được qui định trước trong các qui phạm pháp luật, chúng không phải là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể tham gia.

Khi tham gia vào một quan hệ pháp luật tài chính cụ thể, các chủ thể được hưởng các quyền hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà không được tự ý xác lập hoặc thay đổi trái với pháp luật. Các quan hệ pháp luật tài chính công chỉ có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở pháp luật.

Các quan hệ tài chính tư được phát sinh giữa các chủ thể độc lập, không bị phụ thuộc, bình đẳng về địa vị, chỉ bị ràng buộc bởi yếu tố quyền lực nhà nước với tư cách nhà nước là tổ chức quyền lực công, quản lí hoạt động tài chính của các chủ thể.

Do vậy, khi tham gia các quan hệ pháp luật tài chính tư, các chủ thể có thể thỏa thuận nhằm xác lập quan hệ, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ do pháp luật qui định.

Phân loại quan hệ pháp luật tài chính

– Căn cứ vào tính chất của quan hệ tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm:

Tham khảo:   Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone) là gì?

+ Quan hệ pháp luật tài chính công

Quan hệ pháp luật tài chính tư.

– Căn cứ vào nội dung của quan hệ tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm:

+ Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước

+ Quan hệ pháp luật bảo hiểm

+ Quan hệ pháp luật tín dụng nhà nước

+ Quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng

Quan hệ pháp luật tài chính các cơ quan nhà nước

Quan hệ pháp luật tài chính các đơn vị sự nghiệp

+ Quan hệ pháp luật tài chính doanh nghiệp

+ Quan hệ pháp luật chứng khoán

– Căn cứ vào yếu tố nước ngoài trong quan hệ pháp luật tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm quan hệ pháp luật tài chính không có yếu tố nước ngoài và quan hệ pháp luật tài chính có yếu tố nước ngoài.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc