24. Kinh doanh thương mại

Quyền thương mại (Commercial Rights) là gì?

Quyền thương mại

Khái niệm

Quyền thương mại trong tiếng Anh là Commercial Rights

Quyền thương mại là lợi ích mà các bên trong quan hệ nhượng quyền đều hướng tới, bao gồm: tên thương mại, công nghệ, bí quyết kinh doanh, qui trình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, tài liệu hướng dẫn,… mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. 

Hiểu về quyền thương mại

Ở các nước khác nhau, với các nhìn không đồng nhất về hoạt động nhượng quyền thương mại, “quyền thương mại” mà một thương nhân có thể đem nhượng cho một thương nhân khác có nội dung rộng, hẹp khác nhau. 

Một số nước cho rằng, đối tượng của nhượng quyền thương mại chỉ là việc sử dụng tên thương mại, kiểu dáng thiết kế của hàng hóa, trong khi đó ở một số nước khác lại mở rộng đối tượng của nhượng quyền thương mại là tất cả những quyền hợp pháp liên quan thiết thân tới hoạt động thương mại của một thương nhân.

Tuy nhiên, xu hướng phát triển của thương mại quốc tế chỉ ra rằng, khái niệm về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ ngày càng được mở rộng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày một sôi động.

Lúc đó, “quyền thương mại” không chỉ là một phép cộng đơn giản của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà cao hơn, đó là sự kết hợp toàn diện tất cả các yếu tố ấy trong một thể thống nhất không phân tách. 

Tham khảo:   Quá cảnh hàng hóa (Transit of goods) và qui định pháp luật về quá cảnh hàng hóa

Vì vậy, khi kí kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên thường phải cân nhắc những yếu tố sẽ được nhắc đến và kết hợp trong “quyền thương mại”. Đối với những quốc gia mà pháp luật thương mại chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về “quyền thương mại”, các bên chủ thể trong quan hệ sẽ là những người xác định nội hàm của “quyền thương mại” cho từng hợp đồng cụ thể.

Đó chính là việc liệt kê những đối tượng đưa vào gói quyền thương mại. Bên nhượng quyền cấp quyền thương mại cho bên nhận quyền không phải bằng cách chuyển nhượng hay bán cho bên nhận quyền, mà chỉ được trao quyền sử dụng cho bên nhận quyền trong một thời gian nhất định (thể hiện trong hợp đồng nhượng quyền).

Vì vậy, khi hợp đồng nhượng quyền hết hạn hay chấm dứt, bên nhận quyền không được phép tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hay các yếu tố thuộc quyền thương mại của bên nhượng quyền.

Các quyền thương mại

Theo Luật Thương mại 2015:

” Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

Tham khảo:   Bình ổn giá (Price stabilization) là gì? Những biện pháp bình ổn giá

a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;

b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;

c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;

d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.”

(Theo Giáo trình Kinh doanh thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo