24. Kinh doanh thương mại

Bên nhận nhượng quyền (Franchisee) là gì?

Bên nhận nhượng quyền (Franchisee) là gì? Hiểu về nhượng quyền thương mại - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Tường Vy)

Bên nhận nhượng quyền

Khái niệm

Bên nhận nhượng quyền trong tiếng Anh là Franchisee.

Bên nhận nhượng quyền là một chủ kinh doanh nhỏ thực hiện nhượng quyền thương mại. Bên nhận nhượng quyền mua quyền để sử dụng thương hiệu hiện có của một doanh nghiệp, thương hiệu liên kết và các sở hữu trí tuệ khác để tiếp thị và bán các sản phẩm có cùng thương hiệu và duy trì các tiêu chuẩn giống như doanh nghiệp khai sáng đã làm.

Nhượng quyền thương mại là hướng đi cực kì phổ biến trong kinh doanh. Trên thực tế, rất khó để có thể điều hành nhiều cơ sở tại các thành phố mà không có kinh doanh nhượng quyền. Có thể nêu một số ví dụ về các mô hình kinh doanh nhượng quyền đã biết như McDonald’s (NYSE: MCD), Subway, United Parcel Service (NYSE: UPS), và H. & R. Block (NYSE: HRB).

Giải thích về nhượng quyền thương mại

Khi một doanh nghiệp muốn có thêm thị phần hoặc mở rộng phạm vi hoạt động với chi phí thấp, thì một giải pháp đó là thực hiện nhượng quyền thương mại cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Bên nhượng quyền là doanh nghiệp khai sáng hay doanh nghiệp hiện có  sẽ bán quyền sử dụng tên thương hiệu và ý tưởng của mình. Bên nhận nhượng quyền là cá nhân mua quyền bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền theo mô hình kinh doanh và nhãn hiệu hiện có.

Tham khảo:   Cấu trúc chính tắc (Fomal) và cấu trúc nửa chính tắc (Semifomal) trong Logistics là gì?

Lí do nên trở thành bên nhận quyền thương mại

Trở thành bên nhận quyền thương mại, người thực hiện sẽ chỉ cần bỏ một chi phí thấp hơn so với việc mở một doanh nghiệp mới hoàn toàn từ con số không. Bên cạnh đó, những người nhận quyền thương mại sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía bên nhượng quyền và cả các bên nhận quyền khác nữa.

Mối quan hệ giữa bên nhận nhượng quyền và bên nhượng quyền

Bên nhượng quyền hướng dẫn và hỗ trợ liên tục về các chiến lược kinh doanh chung như tuyển dụng và đào tạo nhân viên, thiết lập cửa hàng, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, tìm nguồn cung ứng…

Để bắt đầu những việc này, bên nhượng quyền giao cho bên nhận nhượng quyền một địa điểm riêng biệt, nơi không có bên nhận nhượng quyền nào khác cũng của doanh nghiệp khai sáng hiện có để ngăn chặn sự cạnh tranh và giúp đảm bảo việc kinh doanh thành công.

Đổi lại vai trò tư vấn của bên nhượng quyền, sử dụng tài sản trí tuệ và kinh nghiệm của họ, bên nhận nhượng quyền sẽ thường phải trả một khoản phí khởi nghiệp cộng với tỉ lệ tổng doanh thu từng kì cho bên nhượng quyền.

Tham khảo:   Hệ thống ACTS (ASEAN Customs Transit System - ACTS) là gì?

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo