24. Kinh doanh thương mại

Tổn thất bộ phận (Partial Loss) trong vận tải quốc tế là gì?

Tổn thất bộ phận (Partial Loss) (Nguồn: slideplayer)

Tổn thất bộ phận (Partial Loss)

Tổn thất bộ phận – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Partial Loss.

Tổn thất trong bảo hiểm vận tải quốc tế là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra.

Tổn thất bộ phận là việc tổn thất một phần hàng hoặc hàng được bảo hiểm bị giảm giá trị thực tế. Nhiệm vụ xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất của hàng hóa được giao cho giám định viên hàng hóa. (Theo Insuranceopedia)

Phân loại tổn thất bộ phận

Khi hàng hóa bị tổn thất bộ phận thì tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã mua để xác định được tổn thất bộ phận này có được bồi thường hay không. Tổn thất bộ phận thường tồn tại dưới các dạng sau:

– Giảm một phần giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ bột bị ngấm nước, bị mối mốc và chua, phải làm thức ăn cho gia súc.

– Giảm về số lượng như bao, số kiện bị giao thiếu hay bị nước cuốn trôi.

– Giảm về thể tích như rượu, xăng, dầu đựng trong thùng bị rò rỉ ra ngoài.

– Giảm về trọng lượng như gạo hay bột bị rơi vãi do bao bì bị rách vỡ…

Tham khảo:   Sử dụng hiệu quả vốn lưu động là gì? Biện pháp

Sự khác nhau giữa tổn thất bộ phận và tổn hại

– Tổn thất bộ phận là việc mất mát: đây là một rủi ro mà mắt không thể nhìn thấy, tay không thể sờ được. Chẳng hạn khi ta giao 10 kiện hàng, nhưng khi về đến cảng chỉ còn 8 kiện, như vậy 2 kiện mất là tổn thất mà ta không thể xác định được bằng mắt hay bằng tay.

– Tổn hại: Đây là một rủi ro mà mắt có thể nhìn thấy, tay có thể sờ được. Ví dụ như hàng hóa khi về đến cảng thì bị vỡ, bị gãy… những tổn thất này chúng ta có thể xác định được bằng mắt, bằng tay. 

Nguyên nhân gây ra tổn thất bộ phận

– Hiện tượng biển thủ hàng hoá trong quá trình vận tải.

– Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ.

Nguyên nhân này chủ yếu là do phương pháp xếp dỡ không đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật qui định như: khi xếp dỡ không chú ý tuân thủ theo các nhãn hiệu qui định; các bao bì va chạm mạnh gây biến dạng; móc trực tiếp vào bao bì (không đúng qui định)… Hàng hoá bị va đập, xô dẩy, nén, ép… trong khi phương tiện hoạt động trên hành trình; do kĩ thuật xếp hàng không đảm bảo theo qui định.

Tham khảo:   Thỏa ước lao động tập thể (Collective Agreement) là gì?

– Tốc độ phương tiện không phù hợp với các điều kiện khai thác.

– Hàng bị thấm nước, ẩm ướt.

Trước khi xếp hàng lên phương tiện không tuân thủ qui định về vệ sinh; không chèn lót cẩn thận, phương tiện không có khả năng che chắn hàng hoá, Xếp hàng khô lẫn với hàng ẩm, ướt mà không ngăn cách tốt; xếp lẫn hàng có mùi để mùi lây lan sang các hàng khác.

– Do ảnh hưởng của nhiệt độ không thích hợp (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp).

– Do thông gió không kịp thời.

– Tổn thất hàng hóa do côn trùng, vi sinh vật có hại gây ra. (Theo Giáo trình Vận tải quốc tế và Bảo hiểm vận tải quốc tế, NXB Văn hóa Sài Gòn)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo