24. Kinh doanh thương mại

Đại diện cho thương nhân (Representation of traders) và nghĩa vụ của các bên

Hình minh họa (Nguồn: Luật Dương Gia).

Đại diện cho thương nhân (Representation of traders)

Đại diện cho thương nhân – danh từ, trong tiếng Anh được dịch là Representation of traders.

Luật thương mại năm 2005 qui định như sau:

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.”

Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm của thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng qui định của Bộ luật dân sự.

Qui định về phạm vi và thời hạn đại diện

Về phạm vi 

Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.

Về thời hạn

– Thời hạn đại diện do các bên thoả thuận.

– Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

Tham khảo:   Tài trợ thương mại quốc tế (International Trade Sponsorship) là gì?

– Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo qui định thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.

– Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.

Nghĩa vụ của các bên 

Nghĩa vụ của bên đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;

– Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;

– Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm qui định của pháp luật;

– Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

Tham khảo:   Vận tải biển (Sea Transportation) là gì? Ưu điểm và hạn chế

– Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;

– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.

Nghĩa vụ của bên giao đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

– Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;

– Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;

– Trả thù lao và các chi phí hợp lí khác cho bên đại diện;

– Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện. (Theo Luật thương mại năm 2005)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo