24. Kinh doanh thương mại

Vận tải (Transport) là gì? Phân loại vận tải

Vận tải (Transport) (Nguồn: ttnews)

Vận tải (Transport)

Vận tải – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi từ Transport.

Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành khách trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Phân loại vận tải

Có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào các tiêu thức phân loại. Những tiêu thức phân loại chủ yếu như:

Căn cứ vào tính chất

1. Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): 

Là việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy, công ty… nhằm di chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp bằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không trực tiếp thu tiền cước vận tải

Vận tải nội bộ là việc thực hiện một khâu của quá trình công nghệ để sản xuất sản phẩm vật chất nào đó. Khối lượng hàng hoá của vận tải nội bộ không tập hợp vào khối lượng chung của ngành vận tải.

2. Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải hàng hoá hay hành khách cho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải.

Tham khảo:   Trung tâm trọng tài (Arbitration centres) và các qui định của pháp luật

Căn cứ vào phương tiện (phương thức)

1. Vận tải đường biển.

2. Vận tải thuỷ nội địa. 

3. Vận tải hàng không.  

4. Vận tải đường bộ.  

5. Vận tải đường sắt.  

6. Vận tải đường ống. 

7. Vận tải trong thành phố (Metro, Tramway, Trolaybus, Bus …). 

8. Vận tải đặc biệt.

Căn cứ vào đối tượng vận chuyển

1. Vận tải hành khách.

2. Vận tải hàng hoá.

Căn cứ vào cách tổ chức

1. Vận tải đơn phương thức (Unimodal Transport):

Là trường hợp hàng hoá hay hành khách được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất.

2. Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport):

Là việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất là 2 phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó.

3. Vận tải đứt đoạn (Segmented Transport): 

Là việc vận chuyển được thực hiện bằng 2 hay nhiều phương thức vận tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và 2 hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó.

Tham khảo:   Thỏa thuận DSU (Dispute Settlement Understanding - DSU) là gì?

Phân loại theo các tiêu thức khác

Phân loại vận tải theo cự li vận chuyển; theo khối lượng vận tải; theo phạm vi vận tải… (Theo Giáo trình Thương vụ vận tải, NXB Giao thông vận tải)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo