24. Kinh doanh thương mại

Công ước HS (Harmonized system) là gì? Công ước HS đối với các nước đang phát triển

Process of customs procedure (8)

Công ước HS (Harmonized system)

Khái niệm

Công ước HS trong tiếng Anh là Harmonized system; viết tắt là HS.

Công ước HS (Harmonized Commodity description and coding system) gọi đầy đủ là “Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được tổ chức hải quan thế giới thông qua tại Brussel (Bỉ) năm 1983, có hiệu lực ngày 01/01/1988. Tính đến năm 2012 đã có 148 quốc gia tham gia Công ước HS.

Ý nghĩa và mục tiêu của Công ước HS

Công ước HS ra đời là công cụ pháp lí hữu hiệu nhất đảm bảo cho hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa nhờ đó trở thành một hệ thống phân loại hàng hóa toàn cầu.

Mục tiêu của Công ước HS là làm cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và thuế quan; thống kê thương mại quốc tế; xác định xuất xứ hàng hóa; và đàm phán thương mại giữa các quốc gia.

Nhiệm vụ của các nước thành viên

– Xây dựng danh mục thuế, danh mục thống kê phù hợp với danh mục HS

– Cung cấp các số liệu thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu đến cấp 4 số hoặc 6 số, chi tiết hoặc chi tiết hơn

– Chi tiết hóa dòng thuế trên cấp độ 6 số theo mục đích quốc gia

Trong quá trình phân loại hàng hóa theo HS, có thể phát sinh những trường hợp tranh chấp, bất đồng về kết quả phân loại giữa các nước thành viên theo qui định tại Điều 10, các nước thành viên có liên quan trước hết phải thực hiện các việc sau: Đàm phán giữa các bên tranh chấp, tham khảo ý nghĩa của Ủy ban HS, tham khảo ý nghĩa của Hội đồng.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Hải quan cơ bản, Học viện Tài chính)

Tham khảo:   Hợp đồng theo thời gian (Time-based Contract) của gói thầu là gì?

Công ước HS đối với các nước đang phát triển

Áp dụng từng phần của các nước đang phát triển

1. Bất cứ Bên Tham gia Công ước nào là nước đang phát triển được áp dụng chậm một số hay toàn bộ những Phân nhóm hàng của Hệ thống Điều hoà trong một thời hạn cần thiết tùy theo những chuẩn mực thương mại quốc tế hay theo những khả năng hành chính của nước đó.

2. Bên Tham gia Công ước là nước đang phát triển, lựa chọn áp dụng từng phần Hệ thống Điều hoà theo những qui định của Điều này, thoả thuận nỗ lực cao nhất để tiến đến áp dụng đầy đủ Hệ thống Điều hoà với cấp sáu chữ số trong vòng năm năm kể từ thời điểm Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Bên Tham gia Công ước này hay trong một thời hạn xa hơn nếu nước đó thấy cần thiết theo những qui định tại đoạn 1 của Điều này.

3. Bên Tham gia Công ước là nước đang phát triển, lựa chọn áp dụng từng phần Hệ thống Điều hoà theo những qui định của Điều này, sẽ áp dụng toàn bộ hay không áp dụng toàn bộ những phân nhóm cấp hai của bất kì một phân nhóm cấp một nào, hay áp dụng toàn bộ hay không áp dụng toàn bộ những phân nhóm cấp một của bất kì một nhóm nào.

Trong những trường hợp áp dụng từng phần như vậy, chữ số thứ sáu hay cả chữ số thứ năm và thứ sáu của phần thuộc mã số của Hệ thống Điều hoà chưa được áp dụng sẽ được thay thế bằng “0” hay “00” tương ứng.

4. Nước đang phát triển, lựa chọn áp dụng từng phần Hệ thống Điều hoà theo những  qui định của Điều này, khi trở thành Bên Tham gia Công ước sẽ phải thông báo cho Tổng thư kí về những phân nhóm mà nước đó chưa áp dụng vào thời điểm khi Công ước này có hiệu lực đối với nước đó và cũng sẽ phải thông báo cho Tổng Thư kí về những Phân nhóm mà nước đó sẽ áp dụng.

Tham khảo:   Phương pháp chi phí (Cost method) trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì?

5. Bất cứ nước đang phát triển nào, lựa chọn áp dụng từng phần Hệ thống Điều hoà theo những qui định của Điều này, khi trở thành Bên Tham gia Công ước có thể thông báo cho Tổng thư kí là mình chính thức chịu  trách nhiệm áp dụng toàn phần Hệ thống Điều hoà ở cấp độ sáu chữ số trong thời gian ba năm kể từ thời điểm Công ước này có hiệu lực đối với nước đó.

6. Bất cứ Bên Tham gia Công ước nào là nước đang phát triển áp dụng từng phần Hệ thống Điều hoà theo những qui định của Điều này sẽ được miễn trách nhiệm về những nghĩa vụ theo Điều 3 đối với những phân nhóm hàng chưa áp dụng.

Trợ giúp kĩ thuật cho các nước đang phát triển

Các Bên Tham gia Công ước là những nước phát triển sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển, theo như được yêu cầu, trợ giúp kĩ thuật trong khuôn khổ thoả thuận song phương, trong đó có đào tạo cán bộ, chuyển đổi các hệ thống danh mục hiện hành sang Hệ thống Điều hoà và cố vấn về việc cập nhật vào những hệ thống đã được chuyển đổi đó của họ những sửa đổi bổ sung của Hệ thống Điều hoà hoặc áp dụng những qui định của Công ước này.

(Tài liệu tham khảo: Điều 4, Điều 5 Công ước HS)

Tham khảo:   Khu phi thuế quan (Non-tariff zones) là gì? Lợi ích của việc thành lập khu phi thuế quan

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo