24. Kinh doanh thương mại

Công ước SOLAS (The International Convention for the Safety of Life at Sea) là gì? Các nội dung

Hình minh họa (Nguồn: hoinguoidibien.vn)

Công ước SOLAS 

Khái niệm

Công ước SOLAS có tên đầy đủ là Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển trong tiếng Anh là The International Convention for the Safety of Life at Sea (hay SOLAS Convention).

Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển được xem là một trong những hiệp định quốc tế quan trọng nhất liên quan đến tàu buôn. Công ước đầu tiên về lĩnh vực này được thông qua năm 1914.

Ngày 01/11/1974 một Công ước hoàn toàn mới đã được thông qua – Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS74). Không những chỉ cập nhật được các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, mà SOLAS74 còn đưa ra được thủ tục bổ sung sửa đổi hoàn toàn mới nhằm mục đích bảo đảm rằng các bổ sung sửa đổi sẽ được chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Công ước SOLAS 74 có hiệu lực vào ngày 25/05/1980.

Các nội dung về Công ước SOLAS

Mục đích của Công ước SOLAS

Mục đích chủ yếu của Công ước SOLAS là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách. Theo sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, cũng như các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải, các yêu cầu kĩ thuật của Công ước đã được bổ sung và sửa đổi liên tục.

Tham khảo:   Doanh số bán hàng cùng cửa hàng (Same-store sales) là gì?

Phạm vi áp dụng

Công ước SOLAS 74 không áp dụng cho các tàu sau (trừ khi có qui định khác ở các Chương kĩ thuật từ Chương II-1 đến Chương XII):

– Tàu chiến và tàu quân sự khác;

– Tàu hàng có tổng dung tích GT<500;

– Tàu có thiết bị đẩy không phải là cơ giới;

– Tàu gỗ có kết cấu thô sơ;

– Tàu du lịch không tham gia vào hoạt động thương mại;

– Tàu cá.

Tổng quát các chương của Công ước SOLAS

Về tổng quát các chương của Công ước SOLAS đưa ra các tiêu chuẩn đối với việc thiết kế và tính ổn định vững chắc của tàu khách và tàu chở hàng, lắp đặt máy móc và điện, phòng chống cháy nổ, phương tiện cứu sinh, thông tin liên lạc, an toàn hành hải, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, kết cấu và khai thác tàu… để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách.

Năm 1988, các nước thành viên của tổ chức hàng hải quốc tế IMO, trong đó có Việt Nam là một thành viên, đã thông qua một hệ thống thông tin được sửa đổi và bổ sung Công ước SOLAS 74, được gọi là SOLAS 74/88 theo đó Hệ thống Cấp cứu và An toàn Hàng hải toàn cầu có hiệu lực đầy đủ vào 01/02/1999.

Ý nghĩa của Công ước SOLAS

Tham khảo:   Hiệp định AICO (ASEAN Industrial Cooperation Scheme) là gì?

Với tư cách là một thành viên, Việt Nam đã triển khai xây dựng và nâng cấp Hệ thống Đài thông tin duyên hải từ năm 1998 để cung cấp các dịch vụ thông tin đáp ứng theo Công ước này. Ngay từ những ngày đầu đưa vào khai thác sử dụng, Hệ thống đã phát huy rõ nét hiệu quả kinh tế – xã hội và là cơ sở hạ tầng thông tin cho các hoạt động kinh tế biển, đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền và phương tiện hoạt động trên các vùng biển Việt Nam và quốc tế.

Với một ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn của công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, các quốc gia, các chủ tàu cũng như người đi biển đã, đang và sẽ cùng nhau hành động để phòng ngừa, giảm thiếu rủi ro cho các hoạt động trên biển. Do đó, đã góp phần to lớn trong việc hạn chế bớt những thiệt hại về người và của, góp phần bảo vệ môi trường biển.

(Tài liệu tham khảo: imo.org.vn)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo