24. Kinh doanh thương mại

Thủ tục hải quan (Customs procedures) là gì? Phân loại thủ tục hải quan

Hình minh họa (Nguồn: media.tintucvietnam.vn)

Thủ tục hải quan (Customs procedures)

Khái niệm

Thủ tục hải quan trong tiếng Anh là Customs procedures.

Thủ tục hải quan (Customs procedures) là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo qui định của pháp luật đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.

Phân loại thủ tục hải quan

Căn cứ vào đối tượng làm thủ tục hải quan, thủ tục hải quan gồm:

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá

Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải

Căn cứ vào phương thức thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục hải quan được phân thành:

Thủ tục hải quan truyền thống (thủ tục hải quan thủ công)

Thủ tục hải quan điện tử (thủ tục hải quan hiện đại): là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các thông điệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xử lí dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo qui định của pháp luật.

Các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan có một số tính chất cơ bản sau:

– Tính hành chính bắt buộc: Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính vì thực hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực hải quan và do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, mà cụ thể là cơ quan hải quan.

Tham khảo:   Hiệp định ILP (Import Licensing Procedures - ILP) là gì?

Tất cả các công việc của thủ tục hải quan đều được qui định cụ thể trường Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan và các  văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan. Người khai hải quan và công chức hải quan có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan khác của nhà nước để thực hiện các nội dụng công việc đó.

– Tính trình tự và liên tục: Nói đến thủ tục là phải nói đến tính trình tự của nó, tức nói đến việc nào, bước nào thực hiện trước, việc nào, bước nào thực hiện sau. Thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục không được ngắt quãng để đảm bảo thông quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

– Tính thống nhất: Thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống văn bản, phải thống nhất từ qui định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình, phải thống nhất trong cách xử lí, thống nhất trong các Chi cục, các Cục, ttong toàn quốc; thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây chuyền làm thủ tục hải quan.

Thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan trong phạm vi cả nước, không cho phép thủ tục hải quan địa điểm này khác thủ tục hải quan ở địa điểm khác.

Tham khảo:   Giải phóng hàng hóa (Release of goods) là gì? Thực hiện giải phóng hàng hóa

– Tính công khai, minh bạch và quốc tế hoá: Để đảm bảo tính thống nhất của thủ tục hải quan, tất yếu thủ tục hải quan phải được công khai hoá và minh bạch hoá, bởi đây là thủ tục hành chính bắt buộc. Thủ tục hải quan được qui định cụ thể trong các văn bản pháp luật và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể phải được đăng tải tại Công báo của Chính Phủ; được niêm yết tại các địa điểm làm thủ tục hải quan.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Hải quan cơ bản, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo