25. Kế toán - Kiểm toán

Giá thành sản phẩm (Product Cost) là gì? Ý nghĩa

Hình minh họa. Nguồn: brandsvietnam

Giá thành sản phẩm (Product Cost)

Định nghĩa

Giá thành sản phẩm trong tiếng Anh là Product Cost. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

Bản chất

Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

– Giữa chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành sản phẩm có sự giống và khác nhau.

Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhưng không phải toàn bộ chi phí phát sinh trong kì đều được tính vào giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm chỉ biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm. Còn chi phí sản xuất và tiêu thụ thể hiện chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong một thời kì nhất định.

Phân loại

Căn cứ vào loại chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, có hai loại giá thành:

Giá thành sản xuất là chi phí sản xuất cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Tham khảo:   Doanh thu chưa thực hiện (Deferred Revenue) là gì?

Giá thành toàn bộ là chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Ý nghĩa

Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thực hiện dự kiến đó, hay nói cách khác doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành. 

Trong công tác quản lí các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng vầ được thể hiện trên các mặt sau:

– Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh.

– Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kĩ thuật.

– Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.

Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất… 

Tham khảo:   Giá trị thuần có thể thực hiện được (Net Realizable Value - NRV) là gì?

Do đó, để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất; tổ chức lao động và sử dụng con người một cách hợp lí; bố trí hợp lí các khâu sản xuất; hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm thấp tỉ lệ sản phẩm hỏng; tổ chức sử dụng vốn hợp lí, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu, tránh những tổn thất trong sản xuất…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo