22. Quản trị kinh doanh

Giá trị sản xuất thương mại là gì? Khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại và sản xuất

Hình minh hoạ (Nguồn: juntaicontainer)

Giá trị sản xuất thương mại

Khái niệm

Giá trị sản xuất thương mại là hoạt động thương mại làm tăng giá trị của hàng hoá trong quá trình lưu chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng. 

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

Hoạt động của doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm khác với các doanh nghiệp sản xuất, những điểm khác biệt đó là:

– Mua bán hàng hoá: Là hình thức trao đổi tiền – hàng giữa người mua với người bán, qua đó quyền sở hữu thay đổi, hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua và tiền chuyển từ người mua sang người bán, nói cách khác người mua nhận hàng, người bán nhận tiền. 

Thống kê qui định các trường hợp cụ thể sau đây được coi là mua bán hàng hoá:

+ Bên bán đã trao hàng, bên mua đã nhận hàng nhưng vì do nào đó bên mua chưa thanh toán tiền cho bên bán.

+ Hàng gởi bán được coi là hàng bán khi thực tế đã bán.

+ Doanh thu về gia công sửa chữa vật phẩm tiêu dùng, cũng được coi là hoạt động bán hàng hoá.

Các trường hợp sau đây không được coi là mua bán hàng hoá:

+ Bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán, bên bán đã nhận tiền nhưng hai bên chưa giao nhận hàng.

Tham khảo:   Xung đột (Conflict) là gì? Các bước giải quyết xung đột

+ Tổn thất, mất mát, hao hụt và dôi thừa hàng hoá trong quá trình kinh doanh.

+ Trả lại hàng hoá nhận bán hộ cho chủ hàng hoặc giao số hàng hoá đó cho đơn vị khác theo yêu cầu của chủ hàng.

– Bán lẻ: Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là việc bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng để tiêu dùng vào nhu cầu cá nhân, hoặc các nhu cầu khác không có tính chất sản xuất; lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá. 

Tuy nhiên trong điều kiện thực tế hiện nay, việc phân biệt bán lẻ hay bán buôn theo mục đích sử dụng là khó khăn. Do vậy, qui ước toàn bộ hàng hoá bán tại các quầy hàng được coi như là hàng hoá bán lẻ.

– Bán buôn (sỉ): Lưu chuyển hàng hoá bán buôn là việc giao dịch hàng hoá nhằm mục đích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. 

Những trường hợp sau đây được hạch toán là bán buôn:

+ Bán hàng cho các đơn vị sản xuất để sử dụng cho sản xuất

+ Bán hàng cho các đơn vị thương mại khác để tiếp tục chuyển bán

+ Bán hàng cho các ngành ngoại thương để xuất khẩu

Những trường hợp sau đây không được hạch toán vào bán buôn:

+ Tổn thất, hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh

+ Bán các loại bao bì, phế liệu thu nhặt

Tham khảo:   Chiến lược chức năng (Functional-level strategy) là gì? Mục tiêu và vai trò

+ Bán hàng cho các đơn vị sản xuất dùng cho nhu cầu tập thể

+ Điều động hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp

– Hàng hoá tồn kho: Hàng hoá tồn kho là một bộ phận sản phẩm xã hội; nhưng đã tách khỏi quá trình sản xuất đi vào lĩnh vực tiêu dùng, còn nằm lại ở khâu lưu thông dưới dạng dự trữ nhằm bảo đảm cho việc luân chuyển hàng hoá được tiến hành một cách liên tục. 

Hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp thương mại bao gồm:

+ Hàng hoá tồn kho tại khâu lưu thông, bao gồm hàng hoá tại kho cửa hàng, quầy hàng, trạm thu mua, hàng hoá bị trả lại còn nhờ bên mua giữ hộ, hàng gởi bán hộ

+ Hàng hoá tồn kho trong gia công, bao gồm hàng hoá nguyên liệu (kể cả sản phẩm dở dang) của đơn vị hiện còn nằm tại các cơ sở sản xuất, gia công chế biến chưa thu hồi

+ Hàng hoá đang trên đường vận chuyển bao gồm hàng hoá của đơn vị đang trên đường vận chuyển

(Tài liệu tham khảo: Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Trường Đại học Xây dựng miền Trung)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo