39. Sales - Bán hàng đỉnh cao

Hoà Giải Là Gì? Đặc Điểm Hòa giải Tranh Chấp Thương Mại

 Hòa giải được hiểu là kỹ năng thuyết phục các bên tranh chấp của mình theo cách ổn thỏa nhất. Thông thường quá trình giải thỏa sẽ được tiến hành sau khi hai bên đã thương lượng thành công. Vậy hòa giải là gì? Hòa giải tranh chấp thương mại có đặc điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của Masterskills nhé. 

1. Hoà giải là gì?

Hòa giải được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba, bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm được giải pháp tốt nhất để hai bên đi đến thỏa thuận và kết thúc tranh chấp.

2. Hòa giải tranh chấp thương mại có đặc điểm gì?

Vậy hòa giải trong tranh chấp thương mại có đặc điểm gì? Sau đây là những đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải mà bạn đọc có thể tham khảo, cụ thể:

2.1 Có sự hiện diện của bên thứ ba

Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cần có sự hiện diện của bên thứ ba, bên thức ba sẽ làm trung gian để giúp hai bên tranh chấp tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhằm loại trừ những tranh chấp đang xảy ra.

Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ngoài hai bên tranh chấp còn có người trung gian giải hòa giải. Bên trung gian có thể là cá nhân, pháp nhân phải có những phẩm chất nhất định như: có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, hiểu rõ pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn, phải độc lập, trung lập với các bên tranh chấp. Hơn nữa, người đóng vai trò là trung gian hòa giải không thể có những lợi ích liên quan hoặc xung đột với lợi ích của hai bên tranh chấp. 

Tham khảo:   Có nên mua điện thoại trên Shopee không? Có an toàn không?

Mặc dù hiện tại, pháp luật chưa đưa ra những quy định về hòa giải viên thương mại, tuy nhiên nếu bên thứ ba là luật sư hoặc trọng tài viên cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 và Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010. Có thể nói, bên thứ ba có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp, mặc dù quyết định cuối cùng thuộc về hai bên tranh chấp. 

trung-gian-hoa-giai-la-gi
Trung gian hoà giải

2.2 Không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu

Đặc điểm tiếp theo đối với hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là hai bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. Tương tự như thương lượng, hiện tại pháp luật vẫn chưa có quy định ràng buộc, chi phí nào liên quan đến cơ chế hòa giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương lượng. Hiện nay, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến được các bên lựa chọn để tránh phát sinh những tình huống không đáng có. 

2.3 Kết quả hòa giải được thực thi thông qua sự tự nguyện của các bên

Kết quả cuối cùng của quá trình hòa giải là sự tự nguyện của các bên tranh chấp, không có bất cứ một cơ chế pháp lý nào nhằm bảo đảm thi hành những cam kết các bên trong quá trình hòa giải. Đây cũng là điểm giống nhau giữa tranh chấp bằng thương lượng bơi cơ chế tự giải quyết hoàn toàn phụ thuộc vào tự nguyện của đôi bên. 

Tham khảo:   17 cách thuyết phục Khách hàng bằng thủ thuật tâm lý

Hiện nay, quá trình hòa giải sẽ được tiến hành theo trình tự từng bước nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình giải quyết tranh chấp, cụ thể như: trao đổi thông tin, tài liệu, lựa chọn hội đồng, tổng hợp các ý kiến tham vấn của bên thứ ba, v.v. Sau khi kết thúc, kết quả của buổi hòa giải sẽ được ghi nhận bằng văn bản có đầy đủ chữ ký của người đại diện các bên tranh chấp. 

Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải đem đến nhiều ưu điểm bởi sự đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, ít chi phí, và hạ chế chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay các cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt có sự tham gia của bên thứ ba đảm bảo được chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp, đồng thời đáp ứng được niềm tin của các bên, góp phần tạo nên sự thành công của quá trình hòa giải. Tuy nhiên, tính hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp bằng hòa giải còn dựa vào nhiều yếu tố khác như: ý thức thực hiện cam kết, thỏa thuận, sự trung thực và thiện chí của các bên tranh chấp. 

3. Trung gian hoà giải là gì?

Trung gian hòa giải là người đứng giữa các bên tranh chấp, có trách nhiệm đưa ra những ý kiến hòa giải giúp cho các bên giải quyết tranh chấp theo chiều hướng êm đẹp. Có thể nói trong các cuộc tranh chấp, trung gian hòa giải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế họ phải là người có chính kiến, am hiểu pháp luật và trung lập giữa các bên tranh chấp.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Masterskills về khái niệm “hòa giải là gì?. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó biết được cách hòa giải mâu thuẫn với đồng nghiệp để mọi chuyện được êm đẹp và đi theo chiều hướng tích cực. 

Tham khảo:   Đại Lý Là Gì?  Những Điều Cần Biết Về Đại Lý
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo