39. Sales - Bán hàng đỉnh cao

Học Thương Mại Quốc Tế Ra Làm Gì? Top Những Nghề Nghiệp Triển Vọng Nhất

Ngành Thương mại quốc tế là gì? Ngành Thương mại quốc tế học khối gì? Ngành Thương mại quốc tế học trường nào? Học Thương mại quốc tế ra làm gì? Mức lương ngành Thương mại quốc tế cao không? 

Đây là những câu hỏi hết sức phổ biến của các bạn đang quan tâm về ngành học thú vị này đặt ra. Trong bài viết này, Masterskills sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về ngành Thương mại quốc tế, cũng như giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan.

Ngành Thương mại quốc tế học gì?

Ngành Thương mại quốc tế là gì? Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau. Giao thương trên thị trường quốc tế khá phức tạp so với việc giao thương trong thị trường nội địa, bởi sự khác biệt về văn hóa, các hiệp định và nguyên tắc của quốc gia tham gia, v.v.

Ngành Thương mại quốc tế là gì
Ngành Thương mại quốc tế gồm các môn học nào?

Sinh viên theo học ngành Thương mại quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu. Trong đó có thể kể đến các học phần điển hình như:

  • Kinh doanh quốc tế
  • Đầu tư quốc tế
  • Quản trị đa văn hóa
  • Luật Thương mại quốc tế
  • Quản trị chất lượng
  • Quản lý chuỗi cung ứng – logistics
  • Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Marketing quốc tế
  • Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế
  • Quản trị tài chính quốc tế
  • Đàm phán Thương mại quốc tế
  • Quản trị vận chuyển quốc tế
  • Nghiệp vụ hải quan
  • Quảng cáo và xúc tiến Thương mại quốc tế
  • Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
  • V.v

Bên cạnh đó, trong quá trình học sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng quan trọng đáp ứng công việc tương lai như: ngôn ngữ, phương pháp đo lường, nghiên cứu thị trường, thống kê và kế toán, v.v.

Học ngành Thương mại quốc tế học trường nào?

Học ngành Thương mại quốc tế ở đâu tốt? Nếu bạn đang chưa biết phải học Thương mại quốc tế ở đâu thì không thể bỏ qua phần nội dung dưới đây. Trong phần này, Masterskills sẽ chia sẻ đến bạn ngôi trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Thương mại quốc tế – Trường Đại học Ngoại Thương

Bạn biết đấy, FTU là một trong những ngôi trường đào tạo hàng đầu khối ngành Kinh tế, trong đó có ngành Thương mại quốc tế.

Học ngành Thương mại quốc tế ở đâu tốt
Học ngành Thương mại quốc tế ở đâu tốt?

Sinh viên theo học ngành Thương mại quốc tế tại trường sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức; kỹ năng; năng lực tự chủ và trách nhiệm đảm bảo đáp ứng yêu cầu từ thị trường lao động.

Tham khảo:   Cách làm video trên điện thoại cực đơn giản với 13 phần mềm thông dụng

Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về Thương mại quốc tế; doanh nghiệp/tập đoàn thương mại, v.v.

Ngành Thương mại quốc tế học khối gì? Hiện tại, ngành Thương mại quốc tế tại FTU đang tuyển sinh các khối thi A00, A01, D01.

Cơ hội việc làm ngành Thương mại quốc tế

Học Thương mại quốc tế ra làm gì? Đây có lẽ là câu hỏi của không ít các bạn học sinh đang tìm hiểu về ngành học thú vị này, và cả những bạn đang theo đuổi ngành Thương mại quốc tế.

Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong các doanh nghiệp thương mại hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Dưới đây là một vài vị trí công việc phổ biến.

Chuyên viên xuất nhập khẩu

Học Thương mại quốc tế ra làm gì? Chuyên viên xuất nhập khẩu là người thực hiện các công việc như hoàn tất thủ tục, hồ sơ và các quy chế liên quan đến hải quan nhằm đảm bảo các điều kiện để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài và ngược lại.

Một nhân viên xuất nhập khẩu cần sở hữu những phẩm chất và kỹ năng như:

  • Giao tiếp tốt
  • Nhanh nhẹn và nhạy bén trước các tình huống trong công việc
  • Kỹ năng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, logistic và quản lý kho
  • Tổ chức và sắp xếp công việc
  • Tin học văn phòng thành thạo
  • Tư duy chiến lược tốt

Mức lương của chuyên viên xuất nhập khẩu trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào các yếu tố liên quan như: số năm kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ, địa điểm làm việc, vị trí công việc mà mà mức lương cụ thể có thể cao hơn hoặc thấp đi.

Chuyên viên chứng từ

Học Thương mại quốc tế ra làm gì? Nhân viên chứng từ xuất khẩu là người thực hiện toàn bộ các vấn đề như chứng từ, văn bản có liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, chẳng hạn như: hợp đồng, hóa đơn, giấy báo hàng đến, v.v.

Chuyên viên chứng từ xuất nhập khẩu
Chuyên viên chứng từ xuất nhập khẩu.

Chuyên viên chứng từ xuất nhập khẩu cần sở hữu những kỹ năng và kiến năng như dưới đây:

  • Kiến thức về ngoại thương, logistic, pháp luật hiện hành
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Khả năng đàm phán
  • Phân tích và quản trị hệ thống
  • Cẩn thận, tỉ mỉ 
  • Ngôn ngữ thành thạo
Tham khảo:   Shop Assistant Là Gì? Có Nên Làm Trợ Lý Cửa Hàng?

Mức lương của một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu trung bình từ 5 – 8 triệu đồng/tháng đối với ứng viên mới ra trường, 7 – 15 triệu đồng/tháng đối với ứng viên đã có kinh nghiệm, 22.5 triệu đồng/tháng đối với các vị trí quản lý, giám sát.

Chuyên viên khai báo hải quan

Chuyên viên khai báo hải quan là người thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, v.v.

Để trở thành một chuyên viên khai báo hải quan, bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Trình độ học vấn và bằng cấp có liên quan đến lĩnh vực như: Kinh tế, Ngoại thương, Thương mại quốc tế, logistics, v.v.
  • Giao tiếp tốt
  • Đàm phán thành thạo
  • Tư duy logic
  • Khả năng giải quyết vấn đề tốt
  • Ngoại ngữ thành thạo, tối thiểu là tiếng Anh
  • Khả năng chịu áp lực công việc tốt

Mức lương của chuyên viên khai báo hải quan trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ, số năm làm việc, vị trí việc làm, nơi làm việc.

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên thanh toán quốc tế là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch liên quan đến thanh toán quốc tế cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp, bao gồm việc xử lý chứng từ, hồ sơ liên quan, soạn thảo, triển khai các quy trình và chính sách về thanh toán quốc tế.  

Để trở thành một nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải đáp ứng những kỹ năng dưới đây:

  • Ngoại ngữ tốt, tối thiểu là tiếng Anh 
  • Tin học văn phòng thành thạo
  • Khả năng chịu áp lực công việc tốt
  • Kỹ năng xã hội tốt

Mức lương của nhân viên thanh toán quốc tế trung bình khoảng 13.4 triệu đồng/tháng

Giảng viên đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực Thương mại quốc tế

Nếu bạn là một người yêu thích việc truyền đạt kiến thức đến người khác, có mong muốn làm việc trong môi trường giáo dục và nghiên cứu thì trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục là một lựa chọn phù hợp.

Giảng viên đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực Thương mại quốc tế
Bạn có thể làm giảng viên đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực Thương mại quốc tế tại các trường đại học, trung tâm đào tạo.

Tạm kết

Tham khảo:   Sale Supervisor Là Gì? Mức Lương của Giám Sát Kinh Doanh Bao Nhiêu?

Trên đây là những chia sẻ về ngành Thương mại quốc tế và câu trả lời của câu hỏi “Học Thương mại quốc tế ra làm gì?” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về ngành học này, cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành Thương mại quốc tế.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo