24. Kinh doanh thương mại

Hợp đồng trọn gói (Lump-sum Contract) trong đấu thầu là gì?

Hợp đồng trọn gói (Lump-sum Contract) (Nguồn: Twitter)

Hợp đồng trọn gói (Lump-sum Contract)

Hợp đồng trọn gói – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Lump-sum Contract.

Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. (Theo Luật Đấu thầu năm 2013)

Nội dung hợp đồng trọn gói

Hợp đồng trọn gói là hình thức hợp đồng trong hoạt động đấu thầu mang tính chất khoán gọn. Theo đó, khi nhà thầu hoàn thành trách nhiệm trong hợp đồng thì được thanh toán bằng đúng giá hợp đồng trong hợp đồng đã kí.

Do khoán gọn như thế nên hai bên, cả chủ đầu tư và nhà thầu phải xem xét, tính toán kĩ khối lượng, số lượng công việc thuộc gói thầu trước khi kí hợp đồng. Không những thế, từng bền cũng phải lường trước các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến các chi phí của gói thầu, chẳng hạn yếu tố trượt giá, khối lượng công việc phát sinh, các yếu tố có dấy hiệu thay đổi, nghĩa là ngoài chi phí rõ ràng có thể xác định được còn phải tính thêm chi phí dự phòng.

Tham khảo:   Hàng hóa có địa vị (Positional Good) là gì?

Trường hợp gói thầu giá trị nhỏ, khối lượng công việc đủ rõ, thực hiện trong thời gian ngắn thì chi phí dự phòng để thực hiện gói thầu sẽ không là vấn đề đối với các bên.

Về mặt lí thuyết, hình thức hợp đồng trọn gói là tích cực, vì nó buộc chủ đầu tư và cả nhà thầu phải thận trọng trong tính toán khi kí hợp đồng, tức là phải nâng cao trách nhiệm trong công việc nếu không muốn chịu hậu quả của việc sơ suất.

Mặt khác, một khi hợp đồng trọn gói được kí thì nhà thầu có xu hướng tìm mọi cách tiết kiệm chi phí, không cố tạo ra những khối lượng thực sự không thật cần thiết để được thanh toán. Sự tiết kiệm của nhà thầu tạo nên sự tiết kiệm cho toàn xã hội.

Trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng hợp đồng trọn gói, dù gói thầu qui mô lớn hay nhỏ, yêu cầu kĩ thuật đơn giản hay phức tạp, thực hiện trong thời gian dài hay ngắn, gói thầu dịch vụ tư vấn hay xây lắp, hàng hóa, hỗn hợp.

Nhưng trong trường hợp nội dung của gói thầu còn chưa rõ ràng, tiềm ẩn nhiều phát sinh, thời gian thực hiện kéo dài thì những ước tính, dự toán của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu đêu là những giả định thiếu cơ sở, dễ dẫn đến rủi ro gây thiệt hại cho một bên, làm cho hơp đồng có thể bị phá vỡ, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tham khảo:   Phân cấp quản lí (Decentralized management) là gì? Lợi ích

Chính vì vậy, thông thường hợp đồng trọn gói chỉ áp dụng khi đủ điều kiện xác định rõ khối lượng công việc và đơn giá đối với các nội dung của gói thầu. Trong một số trường hợp, tuy các điều kiện vừa nêu không đáp ứng nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực, đủ kinh nghiệm để xác định, tính toán các chi phí thuộc gói thầu thì cũng có thể áp dụng hợp đồng theo hình thức trọn gói. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo