28. Quản Trị Marketing

KOLs Marketing Là Gì? 5 Điều Lưu Ý Khi Triển Khai KOL Marketing

KOL là ai? KOLs Marketing là ? Tại sao nhiều doanh nghiệp lại sử dụng KOL trong kế hoạch Marketing của mình? Cùng Masterskills tìm hiểu tất tần về KOLs Marketing và làm thế nào để tận dụng hiệu quả hình thức này.

KOL là ai?

KOL được viết tắt từ Key Opinion Leader được hiểu một cách đơn giản là một người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó bởi kiến thức, trải nghiệm và chuyên môn của  họ và ý kiến của họ có tác động tới động tới niềm tin, hành vi của công chúng. 

Chẳng hạn, trong lĩnh vực giải trí, ca sĩ Tóc Tiên được coi là một KOL đình đám trong làng nhạc Việt và có sức ảnh hưởng rất lớn tới công chúng. Cô được biết đến là một người sở hữu giọng hát và kỹ thuật thanh nhạc tốt được thể hiện qua hàng loạt các ca khúc mà cô thể hiện. 

Do đó, cô được mời làm giám khảo, huấn luyện viên tại các chương trình ca nhạc đình đám như “Ca sĩ giấu mặt”, “Giọng hát Việt”.

Trong lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể thấy các KOL như Shark Thái Vân Linh, Chủ tịch FPT Hoàng Minh Tiến, CEO của Amazon Andy Jassy v.v.

kol là gì trong marketingkol là gì trong marketing
KOL là người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó.

Phân loại KOLs

KOL được chia thành 3 nhóm bao gồm: Celebrity, Influencer, Mass seeder. 

  • Celebrity hay còn được gọi là Celeb: Họ là những người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên hạng A trong showbiz và có số lượng fan lớn. Có thể kể đến một vài cái tên đình đám như: Taylor Swift, Adele, Ninh Dương Lan Ngọc, v.v.
  • Influencer là những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội họ có thể là ca sĩ, diễn viên, TikToker, v.v bất kỳ ai cũng có thể trở thành một influencer.
  • Mass seeder được hiểu là những người có sức ảnh tới những nhóm khách hàng nhỏ lẻ. Họ thường chia sẻ các nội dung từ các Celeb, Influencer nhằm truyền thông thương hiệu tới nhóm công chúng nhỏ lẻ này.

KOLs Marketing là gì?

KOLs Marketing là hình thức doanh nghiệp sử dụng KOL trong kế hoạch Marketing của mình, nhằm tận dụng sức ảnh hưởng của họ tới công chúng, qua đó hiện thực các mục tiêu đã đề ra. 

Lợi ích của KOL là gì trong Marketing

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp hiện nay lại rất chú ý đến hình thức Marketing hiệu quả này. Cùng Masterskills tìm hiểu về những lợi ích mà KOLs Marketing mang lại nhé.

Tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu 

KOLs thường sở hữu một lượng người theo dõi lớn trong cùng lĩnh vực, bởi vậy khi doanh nghiệp sử dụng KOLs thích hợp trong hoạt động Marketing của mình sẽ giúp tiếp cận đến đông đảo tới khách hàng mục tiêu. 

Chẳng hạn, Shopee sử dụng hàng loạt các ngôi sao hạng A như cầu thủ Bùi Tiến Dũng, ca sĩ Bảo Anh trong các hoạt động Marketing của mình. Đây là hai nhân vật được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm, yêu thích. Qua đó, giúp thương hiệu tiếp cận đến đông đảo đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Tham khảo:   Cấu trúc kênh phân phối (Distribution Channel Structure) là gì?

Nâng cao sự uy tín của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu 

Theo một khảo sát của Nielsen cho biết, khoảng 92% khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ ảnh hưởng của KOLs hơn là quảng cáo truyền thông. Việc các KOL sử dụng và đưa đánh giá về sản phẩm sẽ làm tăng sự tin tưởng và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng nhanh hơn.

Lý do khách hàng tin tưởng KOLs hơn là các hình quảng cáo truyền thống. Bởi KOLs là những người có sức ảnh hưởng, họ có kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực đó. Từ đó, những cảm nhận và chia sẻ của họ sẽ giúp gia tăng mức độ uy tín của sản phẩm/dịch vụ, cũng như hình ảnh thương hiệu. 

Thông thường, khách hàng không có nhiều cơ hội để tiếp cận đầy đủ thông tin về một loại sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Qua đó, tiếng nói của KOL đóng vai trò như một lời khuyên có giá trị tham khảo cao.

Chẳng hạn trong lĩnh vực ẩm thực, qua những clip hoặc blog chia sẻ về món ăn của các đầu bếp, food reviewer sẽ có giá trị tham khảo, gợi ý rất lớn với công chúng. 

Cải thiện thứ hạng tìm kiếm từ khóa 

Các bài chia sẻ của KOLs thương thu hút được sự quan tâm và tương tác rất lớn của công chúng. Khi họ đăng tải một nội dung về sản phẩm/dịch vụ bất kỳ và có gắn kèm đường dẫn tới website sẽ giúp gia tăng tăng lượt truy cập, qua đó tối ưu công cụ tìm kiếm cho bài viết trên website. 

Tuy nhiên, để tỷ lệ chuyển đổi cao nhất thì doanh nghiệp phải tối ưu trải nghiệm khách hàng khi truy cập vào website, bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp  thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Thúc đẩy doanh số

Mục tiêu cuối cùng của Marketing KOLs là kích thích hành vi của khách hàng, qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sử dụng KOL trong các chiến dịch push trend trên mạng xã hội trong một thời gian ngắn sẽ giúp thương hiệu đẩy nhanh thời gian hoàn thành mục tiêu đề ra.

lợi ích của kols marketing là gìlợi ích của kols marketing là gì
Sử dụng KOLs Marketing giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận đến khách hàng mục tiêu

4 Cách chọn KOLs phù hợp với doanh nghiệp

Lợi ích mà KOLs mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn nhưng việc lựa chọn một KOLs phù hợp lại khiến nhiều doanh nghiệp gặp bối rối. Cùng Masterskills tìm hiểu ngay 4 cách lựa chọn KOLs giúp thương hiệu hiện thực mục tiêu đã đề ra.

Sự liên kết và phù hợp

Việc lựa chọn KOLs phù hợp quyết định rất lớn tới mục tiêu đề ra có đạt hay không, bởi vậy công việc này hết sức quan trọng với các doanh nghiệp.

Khi cân nhắc việc lựa chọn KOLs cho chiến dịch Marketing, doanh nghiệp cần phải cân nhắc nhiều khía cạnh để lựa chọn ra các KOL thích hợp, mang lại giá trị hiệu quả tương xứng với chi phí bỏ ra.

Tham khảo:   Email Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Làm Email Marketing Đạt Hiệu Quả Cao

Doanh nghiệp có thể cân nhắc tới các yếu tố như lĩnh vực mà họ đang hoạt động, số lượng người theo dõi họ trên các nền tảng có phù hợp với công chúng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, mức độ tin cậy của KOL đối với công chúng. Cân nhắc đến chi phí để book KOL có phù hợp với ngân sách doanh nghiệp đề ra hay không. 

Trình độ chuyên môn

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về trình độ chuyên môn của KOL, liệu họ có đủ kiến thức, kinh nghiệm để chia sẻ, giới thiệu sản phẩm tới công chúng hay không. Việc một KOL có đủ kiến thức sẽ giúp khách hàng tin tưởng và nhận ra lợi ích của sản phẩm, từ đó ra quyết định mua hàng.

Ngược lại, nếu KOL chưa đủ hiểu biết sẽ khiến khách hàng thậm chí không mua sản phẩm, mà còn gây ra sự hoài nghi đối với họ về sản phẩm, dịch vụ. 

Sự tin cậy và kinh nghiệm

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về những hoạt động, kinh nghiệm của KOL trong quá khứ. Họ có làm tốt hay không? Đối tác của họ có thật sự hài lòng với những gì mà họ đã thể hiện hay không? Qua đây, doanh nghiệp sẽ có thêm các góc nhìn mới về KOL đó và tăng tỷ lệ lựa chọn KOL phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp

Đây là một điều tối thiểu cần có về KOL mà doanh nghiệp lựa chọn. Nếu họ không thành thạo kỹ năng giao tiếp sẽ rất khó để tương tác, truyền tải những lợi ích của sản phẩm hay thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Thâm chí, làm giảm sự tin cậy về sản phẩm của công chúng.

Triển khai KOLs Marketing hiệu quả

Dưới đây là một vài lưu ý để triển khai KOLs Marketing hiệu quả, cùng Masterskills tìm hiểu nhé.

Sử dụng KOLs cùng lĩnh vực

Một phần không thể thiếu khi xây dựng kế hoạch truyền thông là xác định công chúng mục tiêu của mình. Khi đã hiểu rõ về công chúng của mình, doanh nghiệp có thể dễ dàng khoanh vùng các KOL thích hợp với doanh nghiệp, chiến dịch truyền thông.

Chẳng hạn, GoJek kết hợp với Sơn Tùng MTP trong các quảng cáo của mình. Sơn Tùng MTP là ca sĩ có lượng fan là người trẻ tương đối lớn phù hợp với công chúng mục tiêu mà thương hiệu hướng tới.

Tiêu chí lựa chọn KOL Marketing thích hợp

Khi lựa chọn KOL cho kế hoạch Marketing của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đưa ra các tiêu chí để lựa chọn KOLs thích hợp để đảm bảo KOL là người có đầy đủ kiến thức, tác phong làm việc chuyên nghiệp, linh hoạt trong công việc, v.v. Bởi, đôi khi KOL không chỉ quảng cáo cho một lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp mà có thể phát sinh một vài yêu cầu công việc cần thực hiện.

Không áp đặt KOLs Marketing

Khi hợp tác với các KOL, doanh nghiệp cần tạo ra cho họ môi trường làm việc thỏa mái, không gò bó. Bởi mỗi người nổi tiếng đều có cách sáng tạo nội dung riêng biệt nhằm thu hút sự tương tác, lượt tiếp cận của công chúng. Do vậy, doanh nghiệp hãy để cho KOLs tự nhiên làm việc, sáng tạo nội dung và không nên gò bó họ những tình huống hay kịch bản có sẵn.

Tham khảo:   Ma trận lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage Matrix) là gì?

Rõ ràng yêu cầu và KPIs với KOLs Marketing

Ngay từ đầu, doanh nghiệp và KOLs khi hợp tác cần làm rõ ràng và thống nhất các mục tiêu cần đạt để hai bên có thể hợp tác công bằng và hiệu quả. 

Theo sát công việc của KOL

Việc doanh nghiệp theo sát công việc cua KOL sẽ giúp doanh nghiệp biết được tiến trình thực hiện công việc, điều gì đạt và điều gì cần chỉnh sửa. Đôi khi số lượng tương tác trên mạng xã hội như like, comment, share không phản ánh hết hiệu quả công việc.

Thay vào đó, doanh nghiệp cần phân tích kỹ càng các bình luận, lượt share có thật sự đến từ những người mà doanh nghiệp hướng tới; bình luận đó là tiêu cực hay tích cực; tương tác của KOL với họ như thế nào?, v.v. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định mức độ hiệu quả của chiến dịch sử dụng KOLs Marketing.

Chọn KOLs cần phù hợp đến đối tượng khách hàng của doanh nghiệpChọn KOLs cần phù hợp đến đối tượng khách hàng của doanh nghiệp
Chọn KOLs cần phù hợp đến đối tượng khách hàng của doanh nghiệp

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về KOLs Marketing mà Masterskills muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin mới mẻ về KOLs Marketing và cách tận dụng hình thức Marketing này một cách hiệu quả.

Theo dõi Masterskills để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo