37. Kinh nghiệm việc làm

Làm thế nào để sống sót khi lên cơn đau tim một mình?

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có gần 2,5 triệu người bị nhồi máu cơ tim và tại Mỹ ước tính khoảng hơn 700.000 người lên cơn đau tim, trong số đó có 120.000 ca bị tử vong. Cơn đau tim và một số dạng khác của bệnh tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với người Mỹ và được ví như kẻ giết người số một trên toàn thế giới. Khoảng 50% trường hợp tử vong xảy ra trong vòng một giờ đầu tiên trước khi bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện. Do đó, nếu đã từng bị đau tim thì bạn cần biết để hành động càng sớm càng tốt.

Hãy chú ý gọi dịch vụ cấp cứu trong vòng 5 phút đầu tiên khi lên cơn đau tim và nhận điều trị y tế kịp thời trong vòng một giờ đầu tiên. Nếu bạn cho rằng bạn có thể đang bị lên cơn đau tim thì hãy tìm đến khoa cấp cứu ngay lập tức để được chăm sóc y tế. Còn không, bạn nên đọc một số cách dưới đây để có thể giúp bạn sống sót khi lên cơn đau tim một mình.

Phần 1: Triệu chứng cơn đau tim

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực
1. Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

Đau nhẹ hoặc cảm thấy tức ngực, không phải những cơn đau bất thình lình, chèn ép, thường được xem là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim. Cơn đau này có thể giống như bị một vật nặng đè lên ngực, siết chặt hoặc thắt lại xung quanh ngực hay thậm chí làm bạn có cảm giác khó tiêu/ ợ nóng.

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

2. Nhận biết các triệu chứng khác

Đau ngực có kèm theo một số triệu chứng khác có thể cho thấy rằng bạn đang trải qua cơn đau tim. Tuy nhiên, nhiều người lên cơn đau tim lại không có bất kỳ dấu hiệu đau ở ngực. Nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng sau – đặc biệt kèm theo những cơn đau thắt ngực thì hãy tìm đến sự trở giúp của y tế ngay:

 

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

3. Nhận biết dấu hiệu đau tim ở phụ nữ

Tham khảo:   Cách viết CV hiệu quả để “hấp dẫn” nhà tuyển dụng trong 6 giây đầu tiên

Dấu hiệu phổ biến nhất của cơn đau tim ở cả nam và nữ là đau thắt ngực. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ (và một số nam giới) thường chỉ bị đau ở phần giữa ngực hoặc không xuất hiện cơn đau thắt ngực nào cả. Phụ nữ – hay những người cao tuổi và người bị mắc bệnh tiểu đường – cũng thường trải qua những triệu chứng sau đây, có hoặc không kèm theo những cơn đau thắt ngực:

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

 

4. Phản ứng nhanh với những triệu chứng trên

Hầu hết những cơn đau tim được hình thành từ từ, rất ít trường hợp đột ngột tấn công nạn nhân. Thậm chí, nhiều người còn không nhận ra rằng họ cần phải được cấp cứu ngay. Nếu bạn hoặc ai đó trải qua một hoặc nhiều hơn triệu chứng của cơn đau tim trên thì hãy tìm ngay đến sự giúp đỡ của cơ sở chăm sóc y tế.

Phần 2: Tìm sự giúp đỡ khi lên cơn đau tim

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

1. Nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế

Khoảng 90% bệnh nhân bị đau tim có thể sống sót là do họ đến các cơ sở y tế trong tình trạng còn nhận thức được. Nhiều trường hợp tử vong vì nạn nhân không được điều trị kịp thời, chậm trễ do họ còn lưỡng lự khi đưa ra quyết định có đến bệnh viện hay không. Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào như trên thì đừng chờ để chúng tự hết, hãy gọi ngay 115 để nhận được sự trợ giúp càng nhanh càng tốt.

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

 

2. Thông báo với mọi người bạn đang bị đau tim
Nếu bạn đang ở cùng mọi người trong gia đình hoặc ở nơi công cộng mà thấy mình có các triệu chứng của cơn đau tim thì hãy thông báo cho mọi người biết. Nếu để tình trạng trở nên xấu hơn thì mạng sống của bạn chỉ phụ thuộc vào ai đó biết hồi sức tim phổi bằng phương pháp hô hấp nhân tạo (CPR) và cũng tốt hơn khi mọi người biết chuyện gì đang xảy ra với bạn.

Tham khảo:   9 lý do phổ biến khiến bạn trì hoãn công việc

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

3. Hạn chế cử động

Nếu không thể đến cơ sở y tế nào gần nhất thì hãy cố gắng bình tĩnh và cử động ít nhất có thể. Ngồi xuống, nghỉ ngơi và chờ nhân viên y tế đến. Cử động nhiều có thể làm vách cơ tim bị kéo căng ra và làm cơn đau tim càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

4. Nếu có thể thì hãy uống một viên aspirin hay nitroglycerin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Khi lên cơn đau tim, nhiều người sẽ cảm thấy khá hơn khi uống một viên aspirin. Bạn nên dùng thuốc một viên thuốc ngay lập tức, từ từ nhai nó trong miệng và chờ bác sĩ đến. Nếu bạn được kê đơn thuốc nitroglycerin thì hãy uống một liều khi lên cơn đau tim rồi gọi ngay dịch vụ cấp cứu. Tuy nhiên, aspirin có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, vì vậy hãy hỏi bác sĩ rằng có nên dùng khi bị đau tim hay không.

Phần 3: Phục hồi sau cơn đau tim

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

1. Làm theo lời khuyên của bác sĩ sau khi bị đau tim

Sau khi trải qua cơn đau tim, bạn nên làm theo lời dặn dò của bác sĩ để có thể nhanh chóng phục hồi. Bạn sẽ được kê đơn thuốc giúp giảm tình trạng máu đông và có thể phải dùng loại thuốc này trong suốt quãng đời còn lại.

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực
2. Chú ý tới những thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ

 

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

3. Hiểu rõ mối nguy hiểm của việc lên cơn đau tim lần hai

Nếu đã từng bị đau tim thì bạn rất có thể sẽ mắc lại lần thứ hai. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 1/3 bệnh nhân bị lên cơn đau tim lần hai sau khi đã bị trước đó. Dưới đây là một vài yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc phải cơn đau tim lần thứ hai:

Tham khảo:   7 cách thực tế giúp tăng sức mạnh não bộ trước khi bắt đầu làm việc

Chú ý đến những cơn đau thắt ở ngực

4. Thay đổi lối sống hàng ngày

Biến chứng y tế bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến nguy cơ cao là bạn có thể sẽ bị lên cơn đau tim lần hai. Lười vận động, béo phì, lượng cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp, căng thẳng và hút thuốc đều làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau tim lần hai.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo