23. Chứng khoán

Lợi suất danh nghĩa (Nominal Yield) trái phiếu là gì? Lạm phát và Lợi suất danh nghĩa

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Lợi suất danh nghĩa

Khái niệm

Lợi suất danh nghĩa trong tiếng Anh là Nominal Yield.

Lợi suất danh nghĩa của trái phiếu, được biểu diễn dưới dạng phần trăm, được tính bằng cách chia tất cả các khoản thanh toán lãi hàng năm cho mệnh giá của trái phiếu.   

Đặc điểm Lợi suất danh nghĩa 

Lợi suất danh nghĩa là tỉ lệ lãi suất coupon của một trái phiếu, về cơ bản, nó là lãi suất mà nhà phát hành trái phiếu hứa hẹn sẽ trả cho người mua trái phiếu.

Lợi suất danh nghĩa luôn cố định và nó áp dụng cho toàn bộ vòng đời của trái phiếu. Đôi khi, nó cũng được gọi là lãi suất danh nghĩa hoặc lợi suất coupon.     

Lợi suất danh nghĩa không phải lúc nào cũng đại diện cho tỉ lệ lợi nhuận hàng năm vì nó là tỉ lệ phần trăm dựa trên mệnh giá của trái phiếu, chứ không phải dựa trên mức giá thực tế đã được trả để mua trái phiếu đó. 

Người mua trái phiếu nếu trả phí phần bù cao hơn mệnh giá một trái phiếu nhất định, sẽ nhận được tỉ lệ hoàn vốn thực tế thấp hơn lợi suất danh nghĩa, trong khi các nhà đầu tư trả chiết khấu thấp hơn mệnh giá sẽ nhận được tỉ lệ hoàn vốn thực tế cao hơn. 

Cũng cần lưu ý rằng các trái phiếu có lãi suất coupon cao có xu hướng bị thu hồi sớm hơn nếu có thể thu hồi được. 

Tham khảo:   Phương pháp định giá cổ phiếu theo hệ số giá trên thu nhập là gì?

Ví dụ về Lợi suất danh nghĩa  

Ví dụ một trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD trả cho trái chủ 50 USD thanh toán lãi hàng năm sẽ có lợi suất danh nghĩa là (50/1000) là 5%.   

Nếu trái chủ mua trái phiếu với giá 1.000 USD thì lợi suất danh nghĩa và tỉ suất lợi nhuận hàng năm là như nhau, bằng 5%. 

Nếu trái chủ trả phí phần bù và mua trái phiếu ở mức 1,050 USD, thì lợi suất danh nghĩa vẫn là 5% nhưng tỉ lệ hoàn vốn hàng năm sẽ là 4,76% (= 50/1050). 

Nếu trái chủ nhận được trái phiếu với mức chiết khấu và trả 950 USD thì lợi suất danh nghĩa vẫn là 5% nhưng tỉ lệ hoàn vốn hàng năm sẽ là 5,26% (=50/950). 

Hai thành phần kết hợp để xác định lợi suất danh nghĩa trên một công cụ nợ là: tỉ lệ lạm phát phổ biến hiện hành và rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành.   

Lạm phát và Lợi suất danh nghĩa 

Tỉ lệ lạm phát danh nghĩa bằng với tỉ lệ lạm phát thực cộng với lãi suất thực. Tại thời điểm một trái phiếu được phát hành, tỉ lệ lạm phát hiện tại sẽ được xem xét khi thiết lập tỉ lệ coupon cho trái phiếu. 

Do đó, tỉ lệ lạm phát hàng năm cao hơn sẽ đẩy lợi suất danh nghĩa lên cao. Từ năm 1979 đến năm 1981, ở Mỹ ghi nhận mức lạm phát hai con số liên tục. 

Tham khảo:   Chi tiêu hai lần (Double-Spending) là gì? Nhược điểm của chuỗi khối về việc chi tiêu hai lần

Do đó, tín phiếu Kho bạc Mỹ thời hạn 3 tháng trên thị trường thứ cấp với mức lãi suất đáo hạn là 16,3% vào tháng 12/1980.   

Xếp hạng tín dụng và Lợi suất danh nghĩa 

Các loại chứng khoán chính phủ phát hành về cơ bản được cho là chứng khoán phi rủi ro. Các công ty sẽ được xếp hạng tín dụng bởi các tổ chức tài chính như Moody’s, vị trí xếp hạng sẽ phụ thuộc vào sức mạnh tài chính của công ty phát hành. 

Sự khác biệt về lãi suất coupon giữa hai trái phiếu có kì hạn giống hệt nhau được gọi là chênh lệch tín dụng. 

Trái phiếu cấp đầu tư sẽ có lợi suất danh nghĩa thấp so với trái phiếu không cấp đầu tư hay trái phiếu có lợi suất cao. 

Lợi suất danh nghĩa cao hơn đi kèm với rủi ro vỡ nợ lớn hơn, khi đó công ty phát hành không đủ khả năng để thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ. 

Nhà đầu tư khi nhận được lợi suất danh nghĩa cao hơn sẽ đồng nghĩa với việc chấp nhận rằng công ty phát hành có rủi ro mất khả năng thanh toán lớn hơn.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo