33. Bài học thành công

Mất 20 năm để thành người phụ nữ giàu nhất thành phố, nhưng chỉ mất thêm 1 năm để táng gia bại sản, gánh nợ “còng lưng”

Chu Hiểu Quang từng là người phụ nữ giàu nhất Chiết Giang, Trung Quốc. Câu chuyện lập nghiệp trong suốt 20 năm của bà từng truyền cảm hứng cho bao thanh niên trẻ. 

Tuy nhiên, giây phút thành công “ngắn chẳng tày gang”, bà đã phải đối mặt với khoản thua lỗ 80 tỷ NDT chỉ trong 1 năm, cộng thêm món nợ lên tới 50 tỷ NDT.

Bén duyên với ngành trang sức từ một quầy hàng vỉa hè

Chu Hiểu Quang sinh năm 1962 tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Gia đình có tới 7 anh chị em nhưng điều kiện không mấy khá giả, áp lực kinh tế nặng nề.

Để giúp đỡ bố mẹ, từ khi còn nhỏ, Chu Hiểu Quang đã bắt đầu làm thuê để kiếm thêm tiền. Do khéo tay và chăm chỉ, cô thường nhận làm đồ thủ công, xâu chuỗi vòng, thêu thùa may vá để bày bán trên vỉa hè mỗi khi rảnh rỗi.

Theo NetEase, lần đầu tiên Chu Hiểu Quang nắm bắt lấy cơ hội “thay lông đổi cánh” của mình là năm 1978, khi mới 16 tuổi. Từ khi đó, cô đã ý thức được rằng thế giới của mình còn quá nhỏ bé. Cô khao khát được ngắm nhìn thế giới rộng lớn bên ngoài để mở mang tầm mắt.

Chu Hiểu Quang đã vay mẹ 20 NDT, mang theo hành lý và rong ruổi trên rất nhiều vùng miền khác nhau. Tại mỗi điểm đến, cô vừa khám phá, vừa tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ mọi khía cạnh xã hội.

Cô dành ra 7 năm bôn ba khắp nơi, vừa đi vừa thử. Sau khi trải nghiệm nhiều con đường khác nhau, Chu Hiểu Quang tự thấy rằng, mình khá có duyên với các loại trang sức. Cô quyết định tập trung buôn bán trong lĩnh vực này. 

Chu Hiểu Quang chọn Nghĩa Ô, Chiết Giang là địa điểm đầu tiên để phát triển. Nơi đây thu hút khá nhiều thương khách từ bắc chí nam, là “trạm trung chuyển” quan trọng trên hành trình thông thương của cả nước. Nhờ vậy, cô vừa có thể bày bán tại quầy, thu hút khách địa phương, vừa bán sỉ cho các đầu mối lớn.

Hình ảnh của “nữ hoàng trang sức” trên hành trình dựng nghiệp cùng chồng mình. Ảnh: Sohu

Chu Hiểu Quang đã bàn bạc với chồng mình để dồn sức đầu tư toàn bộ tiền của trong nhà vào cửa hàng bán trang sức. Cô phụ trách khâu gia công và bán lẻ. Chồng cô sẽ nhận trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đi khắp cả nước.

Sau vài năm làm việc chăm chỉ, cuộc sống của hai vợ chồng ngày càng sung túc. Họ bắt đầu có “của ăn của để”, mua được một căn nhà và một cửa hàng to đẹp hơn trong thành phố. 

Thời cơ tới, nắm bắt liền tay, “vụt sáng” trở thành người phụ nữ giàu nhất Chiết Giang

Sau một thời gian phát triển vững vàng, Chu Hiểu Quang quyết định mở rộng kinh doanh bằng cách thành lập Công ty TNHH Châu báu Tân Quang vào năm 1995. Số vốn khởi nghiệp lúc bấy giờ bỏ ra là 7 triệu NDT.

Tham khảo:   Bí quyết lãnh đạo thành công của ông chủ Facebook

Ban đầu, công ty chủ yếu gia công nữ trang tinh xảo. Tuy nhiên, hoạt động gia công mang lại lợi nhuận thấp và tiềm ẩn rủi ro cao. Chu Hiểu Quang dần chuyển hướng sang lĩnh vực thiết kế và bán đồ trang sức.

Năm 2000, Hong Kong tổ chức Hội chợ Trang sức Quốc tế, với sự tham gia của nhiều thương gia đầu ngành cũng như người nổi tiếng trong và ngoài nước. Chu Hiểu Quang đã nắm bắt và tận dụng triệt để cơ hội này để quảng bá thương hiệu của mình. 

Châu báu Tân Quang giành thắng lợi lớn trong triển lãm đúng như mong đợi của bà Chu. Thương hiệu không chỉ xuất hiện trên các tờ báo lớn, được biết tới nhiều hơn mà còn nhận được lời mời hợp tác từ một số đơn vị nước ngoài.

Khi mà Châu báu Tân Quang dần khẳng định được vị thế của mình thì bản thân bà Chu Hiểu Quang cũng được mọi người gọi bằng biệt danh “Nữ hoàng trang sức”. Bà không còn là bà chủ của một quầy hàng nhỏ tại Chiết Giang mà đã trở thành một nữ doanh nhân ngồi Maybach, ký những hợp đồng quốc tế trị giá hàng tỷ NDT.

Chu Hiểu Quang cũng trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng hàng đầu. Là người phụ nữ sở hữu những thành tích kinh doanh xuất sắc, bà còn làm đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp toàn tỉnh Chiết Giang.

Ở thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, Chu Hiểu Quang sở hữu khối tài sản lên tới 80 tỷ NDT. Giá trị con người của bà được ước tính vào khoảng 35 tỷ NDT. Không mấy ngạc nhiên khi người ta gọi bà là người phụ nữ giàu nhất Chiết Giang thời kỳ bấy giờ.

Một sai lầm hủy hoại gần hết thành quả 20 năm

Sau thành công rực rỡ của Châu báu Tân Quang, Chu Hiểu Quang nóng lòng để tiếp tục mở rộng kinh doanh. 

Lần này, thay vì tiếp tục phát triển thế mạnh của mình là lĩnh vực trang sức, bà đã ra một quyết định táo bạo. Đó là tham gia đầu tư đa ngành vào rất nhiều lĩnh vực khác như là: mạng lưới kho vận, logistic, hàng hóa thiết yếu, năng lượng, du lịch và cả hai lĩnh vực đang rất hot là bất động sản và Internet.

Sự phát triển đa ngành trong dài hạn là “miếng bánh ngon” có thể đem về rất nhiều lợi nhuận, giúp tập đoàn phát triển bền vững hơn. 

Tham khảo:   Khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ giúp tôi nhận ra 3 điều tạo nên tư duy của một “Game changer” - Người làm chủ cuộc chơi

Tuy nhiên, cách làm này ẩn chứa nhiều rủi ro khi chiếm dụng nguồn vốn rất lớn. Đặc biệt, ở thời điểm đó, hai ngành bất động sản và Internet đều là những dự án “dài hơi”.

Những nguy cơ này chính thức trở thành sự thật từ sau năm 2009. Khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, những tác động tiêu cực của nó càn quét khắp thị trường và để lại ảnh hưởng trong suốt nhiều năm sau đó.

Các dự án đầu tư “ngốn” mất hàng tỷ NDT nhưng chưa thể thu hồi vốn. Thị trường bất động sản “tụt dốc không phanh” vì ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Hậu quả là toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh của Chu Hiểu Quang đã bị thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng. 

Sự bành trướng vội vàng khiến tập đoàn Tân Quang rơi vào khủng hoảng lớn. Các khoản nợ giống như quả cầu tuyết, càng lăn càng to. Điều này đã buộc bà Chu phải cắt lỗ hoạt động đầu tư, tổ chức và định vị lại toàn bộ phương hướng kinh doanh để tập trung ứng phó với khủng hoảng.

Thế nhưng, thành quả không hề khả quan hơn. Trong những năm gần đây, Tân Quang vẫn không ngừng gặp vấn đề. Theo tổ chức xếp hạng tín dụng Dagong Global Credit Rating của Trung Quốc, tập đoàn không ngừng phải thế chấp bằng tài sản đảm bảo chất lượng cao để vay nợ.

Tình hình nợ nần của tập đoàn ngày càng gia tăng. Tính đến cuối năm 2015, 2016, và tháng 6/, tổng nợ phải trả của Tân Quang lần lượt là 21537 tỷ NDT, 39955 tỷ NDT, 44867 tỷ NDT và 46898 tỷ NDT.

Tháng 9 , tập đoàn do Chu Hiểu Quang tận tâm xây dựng suốt 20 năm đã vỡ nợ 3 tỷ trái phiếu. Sohu đưa tin, người phụ nữ giàu nhất Chiết Giang này đã phải bán tài sản để tự cứu lấy mình, trong đó bao gồm hàng loạt bất động sản giá trị.

Từ đây có thể thấy rằng, một quyết định sai lầm đã kéo theo sự sụp đổ cả dây chuyền sản xuất, kinh doanh của Chu Hiểu Quang. 

Nếu không tiến hành mở rộng đầu tư quy mô lớn một cách “vội vàng” như vậy thì có lẽ, bà vẫn là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng hàng đầu. Trong lĩnh vực trang sức tại Trung Quốc và cả quốc tế, thương hiệu Tân Quang vẫn là một tên tuổi vang danh. 

Vì kinh doanh không có hai chữ “nếu như”. Người từng được mệnh danh là “nữ hoàng trang sức” Chu Hiểu Quang đã phải trả giá đắt cho sai lầm của mình, đánh mất sự nghiệp gây dựng suốt 20 năm qua.

*Tổng hợp

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo