21. Kinh tế số

Mô hình hộp đen (Black Box Model) là gì? Rủi ro khi sử dụng hộp đen trong tài chính

(Hình minh họa: Investopedia)

Mô hình hộp đen

Khái niệm

Mô hình hộp đen trong tiếng Anh là Black Box Model.

Mô hình hộp đen, hay cụ thể là mô hình tài chính hộp đen, là một thuật ngữ bao trùm được sử dụng để mô tả một chương trình máy tính được thiết kế để chuyển đổi dữ liệu khác nhau thành các chiến lược đầu tư hữu ích.  

Giải thích thuật ngữ hộp đen

Trong khoa học, máy tính và kĩ thuật, hộp đen là một thiết bị, hệ thống hoặc vật thể có thể xem xét được dữ liệu đầu vào và đầu ra của nó, mà không có bất kì thông tin nào về hoạt động bên trong của nó. Quá trình hoạt động của nó được cho là “màu đen”, nghĩa là không thể thấy được. Những thứ có thể được gọi là hộp đen: bóng bán dẫn, thuật toán hoặc thậm chí là bộ não của người. 

Ngược lại với hộp đen là hệ thống có sẵn các yếu tố bên trong hoặc có sự logic để có thể kiểm tra được, thường được gọi là hộp trắng (cũng có thể được gọi là “hộp rõ ràng” hoặc “hộp thủy tinh”).

Tương tự đối với tài chính,  mô hình hộp đen là một hệ thống máy tính có đầu vào – đầu ra, trong đó, đầu vào là dữ liệu về tài chính và thị trường, và đầu ra là chiến lược đầu tư. 

Tham khảo:   Công nghệ Bleeding Edge là gì? Chi phí và lợi ích

Trong thị trường tài chính, sự gia tăng của các phương pháp hộp đen sở hữu một số mối quan tâm đến quản lí rủi ro. Đáng chú ý nhất là những đóng góp của các chiến lược giao dịch hộp đen về rủi ro không thể tránh được. Các nhà đầu tư sử dụng các phương pháp hộp đen để che giấu rủi ro thực sự của họ dưới vỏ bọc công nghệ độc quyền. Điều này khiến các nhà quản lí và nhà đầu tư không có được một bức tranh chân thực về hoạt động cần thiết, để đánh giá rủi ro một cách chính xác. 

Một mô hình hộp đen vốn không phải là rủi ro về bản chất, nhưng nó đưa ra một số câu hỏi về quản trị hoặc đạo đức rất đáng quan tâm. Ví dụ, các lợi ích của phương pháp hộp đen có bù đắp cho các nhược điểm mới không? Mỗi một bên khác nhau sẽ tự nhiên có một câu trả lời khác nhau. 

Mô hình hộp đen qua nhiều năm

Chương trình máy tính có mô hình hộp đen giúp thực hiện công việc năng nề để quyết định làm gì với số tiền mà bạn có. Nhưng nó không hẳn lúc nào cũng như vậy. Sử dụng một mô hình hộp đen có thể có rủi ro, đặc biệt là khi thị trường đang biến động. 

Tham khảo:   Hyperledger trong công nghệ chuỗi khối là gì? Nội dung về Hyperledger

Trong những năm qua, việc sử dụng các mô hình hộp đen có lỗi thời hay không, thường phụ thuộc vào việc thị trường tăng hay giảm. Trong các bản vá thay đổi được, các chiến lược hộp đen được chỉ ra vì tính chất phá hoại của chúng. Chẳng hạn như Ngày thứ hai đen tối và vụ bảo hiểm danh mục đầu tư năm 1987. Sự sụp đổ của Quĩ đầu tư phòng hộ LTCM năm 1998. Và gần đây nhất là vụ “Flash Crash” xảy ra hồi tháng 8/2015.

Những tiến bộ về sức mạnh của máy tính, các ứng dụng dữ liệu lớn, và giờ là trí tuệ nhân tạo và học máy đang tiếp tục làm tăng thêm sự huyền bí của các mô hình hộp đen bằng các phương pháp định lượng tinh vi. Các quĩ phòng hộ và một số nhà quản lí đầu tư lớn nhất thế giới hiện nay, thường xuyên sử dụng hộp đen hoặc hộp đen giống như mô hình để quản lí các chiến lược đầu tư phức tạp của họ. 

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo