37. Kinh nghiệm việc làm

Nếu muốn sớm trả hết nợ thì bạn phải nắm được 6 con số này

Có rất nhiều con đường khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và cũng có không ít cách giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảnh khốn cùng đó.

Trong khi một vài người lựa chọn áp dụng chiến lược “debt snowball” – một phương pháp trả nợ do chuyên gia kinh tế Dave Ramsey đề xuất với ý tưởng rằng khi có nhiều khoản nợ (lãi gần tương đương nhau), hãy trả khoản nợ ít nhất, rồi đến khoản nợ ít thứ hai… hoặc phương pháp “debt avalanche” nghĩa là trả nợ có lãi cao nhất trước thì số khác lại lựa chọn chuyển đổi thẻ tín dụng cũ có lãi suất cao sang thẻ tín dụng mới với mức lãi suất 0% trong một thời hạn nhất định và công ty cấp thẻ mới sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nợ cũ (balance transfer), bán tất cả tài sản để tăng lượng tiền mặt có thể sử dụng để trả nợ, tìm việc làm thêm hoặc kết hợp tất cả các phương pháp này.

Mỗi một phương pháp đều có những lợi ích nhất định nếu bạn nghiêm túc về việc trả nợ và sẵn sàng bám sát kế hoạch. Hiển nhiên, càng bắt đầu sớm thì bạn càng nhanh chóng thoát khỏi nợ nần. Ngược lại, càng để lâu thì lãi suất càng cao và số tiền bạn phải trả càng lớn.

Tuy nhiên, nên bắt đầu từ đâu? Trong khi muốn thoát khỏi gánh năng nợ đòi hỏi phải có một sự thay đổi về tư duy hơn những thứ khác thì cũng có một loạt các con số mà bạn cần phải biết rõ trước khi bắt đầu “hành trình đầy khó khăn này”. Bất kể bạn lựa chọn chiến lược trả nợ nào thì chúng vẫn là những thứ đầu tiên cần phải được làm rõ.

Nợ nần

Kiến thức là sức mạnh. Khi bạn hiểu rõ tình trạng của mình, cả về bản chất lẫn các yếu tố tác động thì sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết lập một kế hoạch trả nợ khả thi và thực tế.

Giả sử bạn có một bảng gồm 6 cột và dưới đây là 6 số liệu cần được lấp đầy tương ứng với từng cột đó.

1. Tổng số nợ thực tế (cột 1)

Phải đối mặt với số tiền thực tế cần phải trả có lẽ là khoảnh khắc “đau khổ” nhất mà bất cứ ai đang rơi vào hoàn cảnh nợ nần đều cảm nhận được.

Khi vay nợ ngân hàng hoặc nợ thẻ tín dụng, bạn có thể dễ dàng tập trung vào các khoản phải trả và từng giao dịch cá nhân hàng tháng. Tuy nhiên, việc chỉ chú ý vào từng khoản nợ mà không nắm được tống số tiền cần trả có thể khiến bạn không nhận ra được tình trạng của mình hiện tại tồi tệ đến mức như thế nào.

Tham khảo:   21 lỗi mà một nhà quản lý xuất sắc thật sự không bao giờ mắc phải

Để thoát khỏi cảnh nợ nần chống chất, bạn cần phải đối mặt với nó. Hãy bắt đầu thu thập các hóa đơn, sau đó, liệt kê tất cả các khoản phải trả và tính toán để ra con số tổng nợ cuối cùng, bao gồm nợ thẻ tín dụng, nợ mua xe, nợ tiền học phí, nợ tiền thuê nhà, thuê đồ dùng, nợ ngân hàng, nợ cá nhân hay bất cứ một khoản nợ nào khác.

2. Lãi suất của mỗi khoản nợ (cột 2)

Sau khi đã nắm được tổng số nợ cần trả, bạn sẽ biết được những khoản nợ nào có thể trả sớm nhất. Cách tốt nhất để phân loại chúng là dựa trên lãi suất thực tế. Nếu không nắm được % lãi suất hàng năm hoặc APR (lãi suất bình quân năm) mà bạn cần phải trả cho từng khoản vay hoặc thẻ tín dụng thì bạn cần nhìn vào bản báo cáo hàng tháng, kiểm tra trang quản lý tài khoản trực tuyến hoặc gọi điện cho chủ nợ/công ty phát hành thẻ tín dụng để hỏi chi tiết.

Nếu một vài khoản nợ có lãi suất cao (APR>10%), bạn có thể ưu tiên trả chúng trước. Đây chính là chiến lược chính của phương pháp trả nợ “Debt Avalanche” đã được đề cập ở trên – những khoản này sẽ yêu cầu bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn để trả cho chủ nợ hàng tháng. Bằng cách cắt giảm số tiền phát sinh cho những mức lãi suất cao nhất đầu tiên, bạn sẽ giảm được số tiền cần bỏ ra các tháng sau đó và cảm thấy đỡ áp lực hơn trước.

 

Nợ nần

Tuy nhiên, một số người lựa chọn cách tiếp cận khác. Thay vì tìm cách trả các khoản vay có lãi cao đầu tiên, họ lại áp dụng chiến lược “Debt Snowball” – nghĩa là tập trung vào những khoản nợ có lãi suất thấp hoặc nhỏ hơn. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì việc nắm rõ lãi suất của từng khoản vay đều rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ biết được chiến lược nào phù hợp với mình và khoản phải trả nào cần dành ưu tiên trước.

3. Khoản phải trả hàng tháng của từng khoản vay (cột 3)

Sau hai số liệu trên thì con số tiếp theo mà bạn cần quan tâm đó chính là mỗi tháng cần phải bỏ ra bao nhiêu tiền cho từng khoản nợ. Đây chính là căn cứ để bạn tính được tổng số tiền cần trả hàng tháng.

4. Chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng tháng (cột 4)

Để thoát nợ, bạn cần phải thay đổi thói quen của mình. Đối với nhiều người, điều này có lẽ là áp dụng chế độ ăn uống tiết kiệm, không chi tiêu thêm vượt ngoài ngân sách hay xây dựng lối sống phù hợp với tình hình tài chính của bản thân. Điều quan trọng ở đây là bạn không nên làm bất cứ điều gì khiến khoản nợ phình to hơn trước.

Tham khảo:   An nhiên là gì? Làm sao có được cuộc sống an nhiên?

Để bắt đầu, hãy quan tâm tới tổng ngân sách dành cho chi tiêu tối thiểu – chỉ bao gồm tổng chi phí và tiền hóa đơn cần thiết mà bạn cần trả mỗi tháng. Nói chung, chiến lược này yêu cầu bạn không được phát sinh thêm bất cứ hành vi mua sắm nào – không giải trí, không du lịch, không hội họp… Bằng cách sống với một số tiền giới hạn như vậy, bạn có thể tạm thời có thêm tiền nhàn rỗi để trả các khoản nợ khác.

Hiển nhiên, một khi đã trả hết nợ, bạn có thể bắt đầu mở rộng ngân sách để chi tiêu cho những thứ bạn thích. Tuy nhiên, mọi thứ cần được lập kế hoạch kỹ càng để tránh trở thành “con nợ” một lần nữa.

Nếu còn phân vân tới việc chỉ được phép chi tiêu trong một ngân sách giới hạn thì hãy nhớ một điều rằng chính thói quen tiêu xài trong quá khứ đã khiến bạn rơi vào tình cảnh hiện tại. Thế nên, nếu muốn thoát khỏi nợ nần thì đầu tiên, hãy thay đổi chính bạn.

5. Số tiền bạn mang về nhà hàng tháng (cột 5)

Thoát khỏi nợ nần không phải là một điều gì đó cao siêu. Tuy nhiên, muốn thực sự làm được điều này, bạn cũng cần phải hiểu biết một chút về tài chính.

 

Nợ nần

Thực tế, số tiền bạn sử dụng để trả nợ chính là được trích ra từ tổng số tiền mà bạn mang về nhà (sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm, tiền nộp vào quỹ phúc lợi, các đóng góp xã hội khác…). Trường hợp mỗi tháng bạn có nhiều hơn một khoản thu nhập thì nếu không nắm được số liệu này, bạn sẽ chỉ biết được chúng cho tới khi có một báo cáo thuế được gửi đến tận tay vào cuối mỗi năm tài chính.

Một khi đã nắm được thu nhập thực tế hàng tháng, bạn sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về khả năng trả nợ của mình và còn dư ra bao nhiêu tiền để trả nợ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cần thiết.

6. Thu nhập khả dụng để trả nợ (cột 6)

Khi đối chiếu tất cả các số liệu: tổng nợ, lãi suất, chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng tháng và thu nhập hàng tháng, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về số tiền mỗi tháng phải trả.

Tham khảo:   Hạnh phúc đến từ những niềm vui nho nhỏ mỗi ngày

Khi sống với số tiền tối thiểu chỉ dành để trang trải các chi phí cần thiết thì mặc nhiên, số tiền dư của bạn sẽ tăng lên. “Số tiền dư thừa” này được gọi là thu nhập khả dụng và đây chính là điểm khởi đầu của kế hoạch trả nợ. Bạn có thể phân bổ dần khoản này để trả cho tới khi thanh toán hết nợ. Tuy nhiên, chiến lược chỉ khả thi khi bạn dành toàn bộ “tiền thừa” đó cho việc thoát khỏi nợ nần chứ không phải lãng phí vào những thứ khác.

Thực tế, công thức để trả nợ rất đơn giản: thu nhập – chi phí = tiết kiệm. Muốn thoát nợ, bạn phải tăng thu nhập hoặc giảm chi tiêu. Dù nợ nần có vẻ khiến chúng ta cảm thấy rất nặng nề nhưng kỳ thực giải pháp cho vấn đề không có gì phức tạp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo