37. Kinh nghiệm việc làm

Những lý do tại sao đôi khi mọi người thường hay nói dối

Lợi ích của việc nói dối chính là điều khiến nhiều người làm việc này. Vậy nguyên nhân của việc nói dối là gì? Hãy cùng Masterskills.com tìm hiểu nhé!

Hầu hết ai trong số chúng ta cũng đã từng nói dối ít nhất một lần và thậm chí có người còn nói dối một cách thường xuyên. Điều đó chắc chắn có vấn đề. Vậy tại sao lại thế? Đó là cách để bảo vệ cái tôi và cố gắng tỏ ra tốt đẹp trong mắt bản thân và mắt người khác, các chuyên gia tuyên bố.

Nó nằm ở lòng tự trọng của chúng ta. Chừng nào mọi người cảm thấy lòng tự trọng bị đe doạ, họ sẽ lập tức nói dối ở mức độ cao“, nhà tâm lý học Robert Feldman tại trường Đại học Massachusetts, Mỹ có nói.

Không phải mọi lời nói dối đều có hại. Thực tế, đôi khi nói dối còn là cách tốt nhất để bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ bản thân và người khác khỏi những điều xấu xa. Một số lời nói dối núp dưới chiến thuật và sự tế nhị được cho là không nghiêm trọng, vô hại. Mặt khác, những lời nói dối trơ trẽn (bao gồm giấu giếm sự thật hay giả mạo sự thật) có hại, bởi nó gặm mòn sự thật và sự thân mật giữa các mối quan hệ – chất keo của xã hội.

Tất cả chúng ta đều biết có những người thường xuyên nói dối trong mọi trường hợp. Thực tế, những lời nói dối có thể là thảm họa đối với các mối quan hệ. Do đó, chúng ta cần hiểu được rằng tại sao họ lại làm như vậy để có thể thay đổi và hy vọng duy trì lâu dài các mối quan hệ. Có người bịa chuyện, xuyên tạc, có người luôn muốn thay đổi sự thật hay có người thường xuyên đổ lỗi cho người khác. Trong khi có nhiều trường hợp chỉ là nói dối và bào chữa cho bản thân, cũng có nhiều trường hợp có lý do hợp lý đằng sau nó. Một số trường hợp có thể rõ ràng nhận ra, còn một số trường hợp khiến bạn cảm thấy ngạc nhiên. Thậm chí, đôi khi một số còn giúp cho bạn hiểu rõ hơn về một ai đó mà không chỉ nghĩ xấu về người đang nói dối. Dưới đây là 10 lý do tại sao đôi khi mọi người thường hay nói dối:

1. Tránh bị phạt

Lý do này là hiển nhiên. Tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta có thể phải chịu trách nhiệm về những sai lầm mà bản thân gây ra. Có những người luôn cảm thấy “vui vẻ” khi làm điều này, vì họ biết chắc rằng bản thân sẽ bị phạt vì lỗi lầm đó. Cho dù mắc sai lầm khi còn bé hay mắc lỗi nghiêm trọng khi trưởng thành rất nhiều người trong số chúng ta đã chuyển sang nói dối và cố cãi để tránh bị phạt và gặp rắc rối.

2. Mong ước làm đầy

Nhiều người thường tự bịa ra một câu chuyện hay làm một thứ gì đó mà họ cho là đúng. Trên thực tế, điều này là cảm giác hạ thấp lòng tự trọng và cảm thấy dường như sự thật về cuộc sống của họ không đủ tốt.

Tham khảo:   10 hành động "xấu xí" khiến phái mạnh mất điểm trong mắt phụ nữ

3. Điều chỉnh các lựa chọn và hành vi của người khác

Nói dối thường được thúc đẩy bởi mong muốn người khác làm một cái gì đó hoặc không làm một cái gì đó, hay đưa ra quyết định có lợi cho người làm việc nói dối. Có thể chúng ta đã được chứng kiến nhiều về điều này khi thấy một công ty nào đó muốn nhân viên của họ tuân theo một nhiệm vụ nhất định nào đó mà không phổ biến trong suốt một khoảng thời gian hiện tại hay khi một chính trị gia muốn một nhóm nhất định bỏ phiếu cho ông ấy, thậm chí khi họ không có ý định làm những gì mà họ nói.

 

4. Bảo vệ người mà chúng ta quan tâm

Nhiều người sẽ chọn cách nói dối một thành viên trong gia đình, bạn thân hay đối tác để bảo vệ suy nghĩ của họ về những người khác. Nếu một người nào đó sợ rằng sự thật sẽ làm thay đổi cảm xúc của họ về một ai đó, họ thường sẽ tìm cách nói dối để ngăn không cho điều đó xảy ra. Một vấn đề mà hậu quả không lớn hơn khi họ tìm ra sự thật.

5. Nâng cao lòng tự trọng của bản thân

Nhiều người cảm thấy tự ti về bản thân và mức độ tự trọng của họ bị tổn thương, họ có thể nói dối theo hai cách. Một là, họ có thể nói dối để xây dựng bản thân tốt hơn trong mắt người khác. Hai là, họ có thể nói dối về một ai đó để làm cho họ xấu hơn và người khác sẽ nghĩ tốt hơn về họ.

Một người sẽ nói dối nhiều lần vì tự ái bởi vậy họ sử dụng nhiều công cụ để tạo ra một hình ảnh đẹp trong mắt người khác. Điều này dẫn đến lối nói cường điệu – là một trong những công cụ hình thức nói dối. Thường thì mọi người sẽ tạo ra sự hấp dẫn, những câu chuyện để cải thiện hình ảnh của họ.

6. Tránh bối rối, ngượng ngùng

Bạn sẽ thường xuyên gặp trường hợp này trong sự lo lắng xã hội. Nhiều người hay tưởng tượng ra những gì mà người khác đang nghĩ về họ. Trong khi đó, điều này hoàn toàn có thể là những gì mà họ đang tưởng tượng. Cá nhân có thể nói dối và bịa ra một câu chuyện mà họ cảm thấy những gì mà họ đang có thực sự chưa đủ tốt.

 

7. Tránh làm tổn thương đến cảm xúc người khác

Đây là cách sử dụng những lời nói dối để phục tùng cảm xúc của người khác, tự thuyết phục bản thân làm tốt hơn, bởi sự thật có thể làm tổn thương đến cảm xúc của người khác và không có lý do gì để làm tổn thương người khác cả. Do đó, kiểu nói dối này dường như được đa số mọi người điều đồng ý và chấp nhận “phiên bản” dối trá.

Tham khảo:   15 bài học vô giá được đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa

8. Tránh gây xung đột

Lời nói dối được sử dụng ở đây không phải là mục đích xấu, nó được dùng để xoa dịu theo thời gian, phát triển hướng giải quyết theo cách này để tránh xảy ra xung đột, tranh cãi. Họ không muốn nói dối người khác, họ chỉ không muốn tranh cãi thêm mà thôi. Học cách giao tiếp an toàn và cởi mở có thể giúp bạn ngừng nói dối theo kiểu này.

9. Lo sợ bị từ chối

Chúng ta nói dối khi chúng ta sợ… sợ những gì chúng ta không biết, sợ những gì người khác sẽ nghĩ, sợ những gì sẽ được phát hiện ra. Nhưng mỗi lần chúng ta nói dối, điều mà chúng ta lo sợ trở nên mạnh hơn“, Tad Williams có nói.

Mọi người có thể rất sợ những gì có thể xảy ra nếu họ nói ra sự thật. Chắc hẳn họ đã làm điều gì sai và sợ những hậu quả từ hành động của họ, do đó nói dối để che đậy những gì họ đã làm.

Một buổi hẹn hò, gặp gỡ một nhóm bạn mới, bắt đầu một công việc mới và bịa ra những chi tiết tốt trong cuộc sống. Điều này “thắt chặt” vào những mối quan hệ với suy nghĩ bản thân họ không đủ tốt. Đó là cách mà họ phải thêm những câu chuyện về cuộc sống để có thể được chấp nhận và yêu thương.

10. Lo sợ bị mất

Mọi người thường sợ mất việc làm, sợ mất đi một tình bạn hay sợ mất đi một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu mọi chuyện đều được nói rõ ràng và đúng với những gì đã xảy ra thì kết quả sẽ không tốt đẹp. Những thứ đáng buồn này là điều mà nếu nói bất kỳ sự thật nào vào thời gian đầu có thể khiến họ trở nên bực tức nhưng họ có thể tha thứ và bỏ qua nó. Đó là khi họ nhận ra một điều gì đó sau khi nghe được lời nói dối, rằng sự thật có thể làm mất đi những thứ mà họ đang có. Khái niệm thông qua tất cả những kiểu nói dối, điều quan trọng là hãy luôn nhớ rằng chúng ta phải phân biệt được giữa sự thật và những lời nói dối.

11. Thói quen chưa thay đổi được

Thói quen không phải lúc nào cũng tốt, đôi khi, nó còn chẳng hữu ích. Con người khi sinh ra đã có khả năng hình thành thói quen. Khi chúng là những thói quen lành mạnh, chúng sẽ cho bạn khả năng làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những thói quen xấu thường gây ra nhiều vấn đề, nhưng vì lí do nào đó, bạn vẫn tiếp tục tái diễn.

Nói dối là một thói quen xấu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nói dối là thói quen dễ hình thành theo thời gian. Về cơ bản, bạn nói dối càng nhiều và không nhận được sự uốn nắn từ phía gia đình và xã hội, bạn càng dễ sa đà vào nó và dần trở thành một thói quen đáng sợ.

Tham khảo:   Top 5 website tìm nhà trọ uy tín, phòng trọ giá rẻ

Nếu đã từng đọc truyện ngụ ngôn Cậu bé chăn cừu, ắt hẳn bạn đã biết tới hậu quả của thói quen nói dối. Không ai thích người nói dối cả, vì thế, hãy cố gắng dừng ngay thói quen này.

12. Đó là một chiến lược đối phó

Mọi người thường nói dối để đối phó với áp lực, lo lắng, trầm cảm, đau buồn, chấn thương, tức giận, sợ hãi, xấu hổ, cô đơn và nhiều cảm xúc khó chịu khác của con người.

Họ nói dối khi họ tức giận, buồn bã, sợ hãi, bối rối, khó chịu, tội lỗi, xấu hổ, sợ hãi, choáng ngợp hoặc thậm chí buồn chán.

Họ nói dối để khiến bản thân cảm thấy dễ chịu hơn và bảo vệ lòng tự trọng, sự tự tin hoặc những cảm xúc khác của mình.

 

Một số người có thể quá lạm dụng những lời nói dối đến mức họ thậm chí bắt đầu tin vào chúng. Nói dối là một trong những chiến lược đối phó mà thực tế nhiều người đã áp dụng trong cuộc sống và trong các mối quan hệ.

Qua bài viết trên, ắt hẳn bạn đã hiểu nói dối là gì và nguyên nhân dẫn tới chúng. Nói chung, không phải lời nói dối nào cũng xấu, có những lời nói dối tốt đẹp và vô hại. Tuy nhiên, tốt nhất, trong mọi trường hợp, bạn vẫn nên là người trung thực.

 

Chúc các bạn vui vẻ!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo