15. Quản Trị Digital Marketing

Những sai lầm trầm trọng trong Content Marketing

Lỗi trong content marketing

Bạn có mắc phải sai lầm “chết người” nào khi làm content marketing?

Với đặc điểm hướng đến người dùng và mang lại hiệu quả lan truyền cao, content marketing trở thành một xu hướng marketing bền vững từ những năm 2013. Tuy nhiên, một chiến lược tạo content tốt không phải chỉ quyết định bởi nội dung hay sức thu hút của nó, mà nên dựa trên một phân tích SEO toàn diện, bao gồm cả nghiên cứu từ khóa nâng cao.

Cùng với Subiz bỏ túi ngay 7 lỗi sai phổ biến mà các doanh nghiệp mắc phải khi không tích hợp content marketing cùng SEO (và các phương pháp digital marketing khác) để tối thiểu những sai sót trong chiến lược nội dung của bạn.

1. Không làm nghiên cứu từ khóa chính xác

Nghiên cứu từ khóa vượt xa ngoài tầm tưởng tượng của một số content marketer rằng việc nghiên cứu này chỉ là về từ khóa và khối lượng tìm kiếm. Thực chất nghiên cứu từ khóa là công cụ để lập chiến lược nội dung, không chỉ từ góc độ SEO, mà còn xây dựng thương hiệu, truyền thông và quan hệ công chúng (PR).

Thật đáng ngạc nhiên khi nhiều người sáng tạo nội dung lại không làm nghiên cứu từ khóa mà chỉ chăm chăm đi theo cảm xúc và bản năng của mình. Bạn có vạch ra một chủ đề để khám phá hết các từ khóa liên quan, hay bạn thuộc nhóm tìm từ khóa liên quan bằng phỏng đoán và động não ngẫu nhiên? Sự thật là, nếu chiến lược nội dung của bạn không dựa trên những dữ liệu thực tế được nghiên cứu kĩ lưỡng, nó sẽ chẳng có cơ hội mà tỏa sáng.

Nghiên cứu từ khóa thông minh sẽ cho phép bạn dự đoán được khán giả của mình cần gì trước khi họ nói cho bạn biết, hay còn trước cả khi mà họ biết điều họ cần. Khi đã được định hướng trước bằng những từ khóa ưu tiên, nhóm làm nội dung có thể sáng tạo ý tưởng có chứa từ khóa được cung cấp từ dữ liệu.

Vai trò của bạn, một content marketer, là chơi trò ghép nối nội dung với những người đang tìm kiếm nó. Hãy xem họ có mục đích, nhu cầu, hay mong muốn gì, cộng thêm trí thông minh của bạn để biến lượt khách truy cập thành khách mua hàng.

2. Không thử nghiệm lại ý tưởng nội dung

Các marketer giỏi trong việc tạo nội dung. Viết ra những câu chuyện đầy cảm hứng mang lại sự ủng hộ đông đảo cho thương hiệu, có thể viết ra hết bài này đến bài khác theo những chủ đề bắt buộc là sở trường của marketer. Tạo ý tưởng nội dung giỏi là thế nhưng lại thất bại trong việc đẩy mạnh nội dung một cách nhất quán, có chiến lược và toàn diện thông qua các kênh họ sở hữu, thu và trả tiền.

Kiểm tra tính hiệu quả của content

Sử dụng BuzzSumo để lên kế hoạch nội dung

Tuy nhiên, việc có các công cụ như BuzzSumo sẽ giúp bạn dự đoán tính hiệu quả của ý tưởng nội dung bằng cách nghiên cứu xem nó hoạt động thế nào với mọi người. Sử dụng các công cụ này để tìm ra những loại nội dung về một chủ đề hoặc từ khóa cụ thể hấp dẫn hơn đối với khán giả của bạn. Xem xét thống kê để xem bao nhiêu lần nội dung của bạn đã được chia sẻ với những người khác trên phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest hoặc LinkedIn. Các thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch nội dung trong tương lai. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về Renoun.io – một công cụ đơn giản, dễ sử dụng hơn BuzzSumo và hoàn toàn miễn phí.

Tham khảo:   Xây dựng email marketing dựa trên hành trình khách hàng

3. Không sử dụng dữ liệu Adwords để nghiên cứu tỉ lệ chuyển đổi và hiệu suất

Tạo content dựa vào dữ liệu Google Adwords

Nghiên cứu từ khóa bằng dữ liệu Google Adwords

Với tìm kiếm mất phí và Google Adwords, bạn có thể nhìn thấy các từ khóa trong chiến dịch tìm kiếm đang chuyển đổi thế nào. Lúc đấy hãy bắt tay vào việc lên kế hoạch nội dung xoay quanh các từ khóa chuyển đổi tốt nhất để thu về nhiều lợi nhuận hơn cho trang web của bạn.

4. Chỉ dựa trên dữ liệu của Google để định hướng chủ đề nội dung

Như chúng ta đều biết, công cụ của Google hữu dụng, nhưng nó không phải là điều quan trọng nhất trong nghiên cứu từ khóa dành cho SEO và content marketing.

Ví dụ, Google Analytics chỉ xem xét dữ liệu mà bạn đã có. Nó có thể cho bạn biết những cụm từ tìm kiếm nào mang lại nhiều lượt khách truy cập hơn hay là những nội dung nào phổ biến hơn, nhưng lại không thể đưa ra những tiềm năng thực tế mà bạn chưa nhận ra. Nói cách khác, Google Analytics là một phần của nghiên cứu từ khóa, nhưng bạn không thể trông chờ nó làm được tất cả.

Tương tự, Google Keyword Planner – công cụ nghiên cứu từ khóa của Google cũng không cung cấp khối lượng dữ liệu đáng tin cậy. Ngay cả khi Google Keyword Planner là công cụ hữu hiệu để đưa ra các xu hướng theo mùa hoặc theo định hướng, cũng như so sánh mức độ phổ biến của các từ khóa được tìm kiếm, bạn vẫn không thể được đáp ứng đủ chính xác khối lượng từ khóa được tìm kiếm.

Tham khảo:   SEO là gì? Tổng quan về Search Engine Optimization từ A-Z

Bên cạnh đó, GKP cũng để ẩn nhiều từ khóa dài nếu như bạn không biết cách đào sâu vào chúng. Hay nói dễ hiểu hơn là bạn có thể sẽ bỏ lỡ những dữ liệu quan trọng. Những cụm từ khóa với ba hoặc nhiều hơn ba từ sẽ cụ thể hơn và giúp cho bạn phân biệt được mục đích người dùng, đồng thời cho phép bạn tạo ra nội dung trả lời câu hỏi và đáp ứng được mong đợi của họ tốt hơn.

Tóm lại, công cụ Google hoàn toàn nên được sử dụng trong nghiên cứu từ khóa dành cho SEO và content marketing, nhưng cần được sử dụng đồng thời thời với những nguồn dữ liệu khác.

5. Không đo lường tính hiệu quả hay có hành động trên dữ liệu

Các khách hàng marketing đa kênh và các công ty lớn có kết hợp giữa thương mại điện tử với các cửa hàng bán lẻ tại nhiều thành phố khác nhau, khi được hỏi rằng họ có đo lường tính hiệu quả của nội dung mà họ đầu tư vào không, thì câu trả lời đưa ra thường là “không”.

Đôi khi, lí do họ đưa ra chỉ là không biết làm thế nào hoặc là không có công cụ, hệ thống và kiến thức để thực hiện đúng việc đo lường. Nhưng trong nhiều trường hợp, chỉ là vì họ thiếu động lực để làm điều đó.

Chúng ta hãy cùng thử trả lời câu hỏi: Nếu những nhà sản xuất nội dung được trao cơ hội để tạo ra những nội dung không hiệu quả trong thời gian nhiều năm mà không ai chú ý đến vấn đề này, vậy thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

6. Nghĩ rằng marketing content chính là SEO mới

Marketing content không phải là SEO. Nội dung có chất lượng là yếu tố quan trọng để xếp hạng cao, nhưng công cụ tìm kiếm lại đòi hỏi nhiều hơn thế. Bạn có thể tìm hiều thêm về bảng Tuần hoàn các nhân tố SEO thành công đã đưa ra một cái nhìn tổng quan rất hay về cách Google vận hành và cách để SEO không bị giới hạn về nội dung.

Đưa ra một bài blog sau một bài khác sẽ không giúp bạn đạt được tiềm năng SEO cao nhất. Trong thực tế, việc tạo ra một vài bài khác biệt và đáng nhớ được viết bởi các chuyên gia, những bài mà người khác sẽ phải mất một thời gian dài để viết theo được sẽ khiến bạn trở nên nổi trội hơn hẳn so với những người khác – đặc biệt là khi họ được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đúng cách.

Tham khảo:   6 cách đơn giản để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích

7. Không chịu áp dụng kiến thức mới

Lí do đáng thất vọng nhất khiến cách doanh nghiệp thất bại với content marketing là có quá nhiều lãnh đạo, nhà sản xuất nội dung, agency, và các nhà chiến lược. Những người biết tất cả những điều được dẫn ở trên, nhưng lại không hành động bằng những kiến thức họ biết.

Họ thụ động và trì hoãn tất cả những hành động để cải thiện. Họ biết thay đổi là điều quan trọng nhưng lại không muốn nhận lấy những kết quả tồi tệ. Và cứ tiếp tục làm, lờ đi như chẳng có gì xảy ra là cách dễ dàng hơn nhiều. Đôi khi, phải nhận được một thất bại thật sự thì mới có thể lôi được họ ra khỏi cái “thế giới thoải mái” mà họ đang tận hưởng.

Theo Search Engine Land

Bài liên quan:

  • Dự đoán xu hướng Content Marketing nửa cuối năm 2016
  • “Pha chế” 8 định dạng nội dung trong Content marketing
  • [Infographic] Vượt qua “nút thắt cổ chai” và tỏa sáng cùng Content Marketing
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo