22. Quản trị kinh doanh

Phân loại nguyên vật liệu (Classification of Materials) là gì? Các cách phân loại

Hình minh hoạ (Nguồn: twinkl)

Phân loại nguyên vật liệu 

Khái niệm

Phân loại nguyên vật liệu trong tiếng Anh được gọi là Classification of Materials.

Phân loại nguyên vật liệu là việc sắp xếp các loại nguyên vật liệu thành từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, theo những tiêu thức nhất định phục vụ cho yêu cầu quản

Mỗi loại hình doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh khác nhau nên sử dụng các loại nguyên vật liệu cũng khác nhau cả về số lượng lẫn tỉ trọng.

Các cách phân loại

Căn cứ vào yêu cầu quản nguyên vật liệu nguyên vật liệu bao gồm:

– Nguyên liệu, vật liệu chính: Là loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị sản xuất kinh doanh trong kì.

– Vật liệu phụ: Là loại nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản sản xuất… Các loại nguyên vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm.

Tham khảo:   Lí thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory) là gì?

– Nhiên liệu: Là những loại có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản ,…Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu; ở thể rắn như than, củi, ở thể khí như gas.

– Phụ tùng thay thế: Là những loại nguyên vật liệu dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ…

– Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những nguyên vật liệu được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.

– Phế liệu: Là các loại nguyên vật liệu được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phế liệu có thể sử dụng vào những công việc khác hay bán ra ngoài.

Căn cứ vào mục đích và công dụng của nguyên vật liệu chia làm:

Tham khảo:   Phương pháp chuyên gia (Professional solution) sử dụng trong quá trình quyết định là gì?

– Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm

– Nguyên vật liệu dùng cho phục vụ quản sản xuất

– Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng

– Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận quản doanh nghiệp

Căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu nguyên vật liệu được chia thành 2 loại:

– Nguyên vật liệu, vật liệu mua ngoài

– Nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, gia công

(Tài liệu tham khảo: Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp, Trường Đại học Xây dựng miền Trung)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo