20. Kinh tế học

Phân tích chuẩn tắc (Normative Analysis) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Careeranna

Phân tích chuẩn tắc (Normative Analysis)

Định nghĩa

Phân tích chuẩn tắc trong tiếng Anh là Normative Analysis. Phân tích chuẩn tắc là cách phân tích nhằm đưa ra những đánh giá và khuyến nghị dựa trên cơ sở các giá trị cá nhân của người phân tích.

Câu hỏi trung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phải làm như thế nào trước một sự kiện kinh tế?

Thuật ngữ liên quan

Phân tích thực chứng trong tiếng Anh là Positive Analysis. Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người ta cố gắng lí giải khách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế.

Ý nghĩa

Những kiến nghị mà kinh tế học chuẩn tắc hướng tới cần phải dựa trên sự đánh giá của người phân tích, theo đó, các sự kiện trên được phân loại thành xấu hay tốt, đáng mong muốn hay không đáng mong muốn. 

Mối liên hệ giữa phân tích chuẩn tắc và phân tích thực chứng

Chúng ta xem xét mối liên hệ giữa phân tích chuẩn tắc và phân tích thực chứng qua ví dụ sau đây:

Đứng trước cùng một hiện tượng kinh tế như sự kiện giá dầu mỏ liên tục tăng trong thời gian gần đây và vượt ngưỡng 60 USD/thùng:

– Một nhà kinh tế, khi đưa ra phán xét hiện tượng này là xấu, và cho rằng cần phải làm mọi cách để kiềm chế hay hạ giá dầu xuống, thì người này đã nhìn nhận vấn đề dưới góc độ chuẩn tắc. 

Tham khảo:   Thương hiệu và hình ảnh đô thị là gì? Ý nghĩa

– Trong khi đó, nhà kinh tế học thực chứng (người áp dụng phương pháp phân tích thực chứng) sẽ cố gắng thu thập, kiểm định số liệu nhằm mô tả và lí giải: Xu hướng tăng giá của dầu mỏ diễn ra như thế nào? Những động lực kinh tế nào nằm đằng sau chi phối sự kiện trên (sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu về dầu mỏ của các nước trên thế giới?… 

Các nhận định chuẩn tắc luôn luôn dựa trên các giá trị cá nhân. Những giá trị đó là khác nhau tùy thuộc vào thế giới quan, quan điểm đạo đức, tôn giáo hay triết lí chính trị của từng người. 

Một người nào đó có thể coi sự gia tăng giá dầu là xấu, song một người khác vẫn có thể xem đó là hiện tượng tốt, đáng mong muốn. Dựa vào các thang bậc giá trị khác nhau, người ta có thể đưa ra những đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề. 

Mối liên hệ:

Các kết luận thực chứng đôi khi có thể ảnh hưởng tới các nhận định chuẩn tắc. 

– Khi hiểu hơn phương thức vận hành khách quan của một chuỗi các sự kiện, người ta có thể thay đổi cách nhìn nhận chuẩn tắc đã có. 

Tham khảo:   Hiệp sĩ trắng (White Knight) là ai? Các dạng hiệp sĩ trắng

– Một người nào đó có thể cho rằng giá dầu tăng là một hiện tượng tốt vì nó chỉ gây ra thiệt hại đối với người giàu, những người đáng ghét, thường đi những chiếc ô tô sang trọng hay những chiếc xe máy đắt tiền. Tuy nhiên, người này có thể thay đổi quan điểm chuẩn tắc của mình khi biết rõ hơn những thiệt hại đối với người nghèo khi giá dầu tăng nhờ vào các phân tích, đánh giá thực chứng.

Song dù thế nào thì một kết luận chuẩn tắc cũng luôn dựa vào chuẩn mực giá trị của mỗi cá nhân. Điều đó làm cho sự bất đồng giữa các nhà kinh tế trong các quan điểm chuẩn tắc thường nhiều hơn trong các quan điểm thực chứng. 

Kết luận

Trong cuộc sống, chúng ta cần cả sự phân tích thực chứng khi muốn hiểu chính xác hơn về thế giới xung quanh, song cũng cần đến sự phân tích chuẩn tắc khi muốn hay phải bày tỏ thái độ của mình trước các vấn đề mà xã hội đang đối diện.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc