26. Bất động sản

Quyền chiếm hữu đất đai (Appropriation of Land) là gì?

Hình minh họa

Quyền chiếm hữu đất đai (Appropriation of Land)

Quyền chiếm hữu đất đai – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Appropriation of Land.

Quyền chiếm hữu đất đai là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước.

Dưới góc độ pháp lí, quyền chiếm hữu đất đai có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ nó là cơ sở đầu tiên để xác lập quyền sử dụng và quyền định đoạt lâu dài. (Theo Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản Công an Nhân dân)

Nội dung quyền chiếm hữu đất đai

Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực hiện quản lí thống nhất toàn bộ vốn đẩt đai nhưng Nhà nước lại không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất đai mà lại trao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận, chuyển nhượng và công nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, Nhà nước không mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình, vì Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lí như đo đạc, khảo sát, đánh giá và phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

Tham khảo:   Phương pháp thu nhập (Income Approach) trong định giá tài sản là gì?

Hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và các tài liệu về địa chính khác để nắm được sự phân bố đất đai, kết cấu sử dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng kí quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai… để nắm được biến động đất đai qua các thời kì.

Sự khác nhau giữa quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước và người sử dụng đất

1. Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở là địa diện chủ sở hữu đối với đất đai. Còn người sử dụng đất thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở quyền sử dụng đất của mình. Điều đó có nghĩa là họ chiếm hữu đất đai khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng.

Hơn nữa, sự chiếm hữu đất đai này đi liền với yêu cầu bắt buộc phải sử dụng đất, không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép thì họ sẽ bị thu hồi đất. Mặt khác, quyền sử dụng đất của người sử dụng đất là quyền phái sinh.

2. Quyền chiếm hữu đất đai của nhà nước là vĩnh viễn, trọn vẹn. Tính vĩnh viễn thể hiện ở chỗ: Nhà nước không bao giờ mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình mặc dù đã giao hoặc chưa giao đất cho bất cứ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định, lâu dài.

Tham khảo:   Tỉ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio - OER) trong đầu tư bất động sản là gì? Công thức

Tính trọng vẹn thể hiện ở chỗ: Nhà nước chiếm hữu toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo và vùng đất ngập nước thuộc khu vực lãnh hải. 

Còn người sử dụng đất chỉ được quyền chiếm hữu từng diện tích đất nhất định mà Nhà nước giao, cho thuê trong một khoảng thời gian nhất định và không được làm thay đổi mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã xác định rõ trong quyết định giao đất, cho thuê đất.

3. Nếu như quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước là gián tiếp, mang tính khái quát thì quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất lại mang tính trực tiếp, cụ thể đối với từng mảnh đất nhất định được xác định rõ diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng. (Theo Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản Công an Nhân dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc