26. Bất động sản

Quyền sử dụng đất (Land Use Rights) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Pháp Luật Plus)

Quyền sử dụng đất (Land Use Rights)

Quyền sử dụng đất – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Land Use Rights.

Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Xét về khía cạnh kinh tế, quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng vì nó làm thỏa mãn các nhu cầu và mang lại lợi ích vật chất cho các chủ sử dụng trong quá trình sử dụng đất. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

Nội dung quyền sử dụng đất

Với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài nhưng Nhà nước không mất đi quyền sử dụng đất của mình. 

Điều này có nghĩa là thông qua quá trình sử dụng đất của người sử dụng mà các ý tưởng sử dụng đất của Nhà nước sẽ trở thành hiện thực, đồng thời người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất dưới dạng những nghĩa vụ vật chất cho Nhà nước thông qua hình thức như nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất

Tham khảo:   Kiểm định xây dựng (Construction Audit) là gì?

Sự khác nhau giữa quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất đai

1. Quyền sở hữu đất đai là quyền ban đầu, còn quyền sử dụng đất là quyền phái sinh, xuất hiện khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hay công nhận quyền sử dụng đất.

2. Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền trọn vẹn, đầy đủ, còn quyền sử dụng đất lại là một loại quyền không trọn vẹn, không đầy đủ. Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền tồn tại độc lập, còn quyền sử dụng đất lại là một loại quyền phụ thuộc.

Tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất thể hiện ở chỗ người sử dụng đất không được tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền năng của mình mà chỉ được quyết định một số vấn đề, còn cở bản, vẫn phải hành động theo ý chí của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất được giao. 

3. Về mặt lí luận thì giữa quyền sử dụng đất của Nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng cũng có sự khác nhau. Sự khác nhau này được biểu hiện trên những khía cạnh cơ bản sau đây:

Tham khảo:   Chủ thể của luật xây dựng là ai? Phân loại chủ thể của luật xây dựng

Quyền sử dụng đất của Nhà nước phát sinh dựa trên cơ sở Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai. Nên quyền sử dụng đất này là vĩnh viễn, trọn vẹn và không bị ai hạn chế. Còn quyền sử dụng đất của người sử dụng xuất hiện khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất… và phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.

Vì vậy, quyền sử dụng đất của họ bị Nhà nước hạn chế bởi diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng…

– Nếu như quyền sử dụng đất của nhà nước mang tính gián tiếp và trừu tượng thì ngược lại, quyền sử dụng đất của người sử dụng lại mang tính chất trực tiếp và cụ thể. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo