15. Quản Trị Digital Marketing

Sức mạnh lan truyền của việc kể chuyện trong Content Marketing

Khách hàng hiện đại ngày nay cần nhiều hơn là những dòng chữ toàn dữ liệu, họ thích tiếp cận kiến thức và những ý tưởng thú vị, nếu nhìn thấy càng nhiều những dòng quảng cáo thì họ sẽ càng nhanh ngừng đọc. Đó là lí do tại sao kể chuyện là ý tưởng tuyệt vời cho bất kì chiến dịch tiếp thị nào.

Hầu hết mọi người đều thích nghe truyện. Họ sẽ cảm thấy thích thú khi đọc về một điều gì đó tương tự như những gì mình đã trải nghiệm, về những câu chuyện tình yêu, về một bí mật chưa từng nghe đến… Khi đó, kể chuyện sẽ là một công cụ đầy quyền lực của người sáng tạo nội dung, họ có thể ảnh hưởng lên cảm xúc của người đọc – nghĩa là họ có được những lượt thích và chia sẻ quý giá trên mạng xã hội.

Kể chuyện trong Content Marketing

Kể chuyện trong Content Marketing có sức lan truyền rất lớn

Tại sao bạn nên kể chuyện?

Thứ nhất, những câu chuyện thường thú vị. Ai mà chả có bản tính tò mò, và rất nhiều người vốn là người giỏi lắng nghe. Nếu lời bạn kể thật sự ấn tượng, họ sẵn sàng dành nhiều thời gian để tìm hiểu về câu chuyện. Giống như thời bé ta thích nghe chuyện cổ tích, lớn lên ta thích nghe chuyện bạn bè, kể cả những người thích “cô lập” với xã hội cũng không thể đứng ngoài những câu chuyện hay.

Thứ hai, kể chuyện gợi được sự tin tưởng. Nếu bạn kể chuyện cá nhân của mình với người khác, điều đó sẽ khiến bạn thân thiết với họ hơn không phải sao? Tương tự như vậy, nếu bạn kể chuyện trên trang của mình, bạn sẽ đến gần hơn với người đọc – những người sẽ quay lại vì những câu chuyện tiếp theo của bạn.

Thứ ba, mọi người quan tâm đến những câu chuyện nhiều hơn là những thống kê khô khan. Có một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania chỉ ra rằng các bác sĩ nhận thức và ghi nhớ những thông tin về sử dụng thuốc gây mê tốt hơn nếu thông tin này được cung cấp dưới hình thức câu chuyện về một bệnh nhân tên Frank.

Tóm lại, chúng ta là những thực thể tồn tại trong một xã hội, vì thế nhu cầu liên hệ và tương tác với mọi người là tất yếu – những câu chuyện chính là công cụ để thực hiện điều đó.

Tham khảo:   7 lý do khiến tiếp thị nội dung chưa thực sự hiệu quả

Xác định mục tiêu

Lưu ý rằng “bán hàng” là mục tiêu thì bạn phải xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng trước, đừng hoàn toàn chỉ tập trung vào bán hàng mà hãy trò chuyện với khán giả của mình.

Đề xuất để có một câu chuyện hấp dẫn

Cá nhân hóa

Mọi người không thích đọc những dòng chữ trừu tượng đâu, hãy kể chuyện từ quan điểm của bạn hoặc từ quan điểm của người khác – những câu chuyện như vậy thường gây được sự đồng cảm.

Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để có cùng những cảm nhận và lo lắng giống họ. Cách tiếp cận này sẽ hoàn hảo cho một chiến dịch tiếp thị mà nhân vật chính nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, trả lời những câu hỏi mà có thể mọi người đều thắc mắc.

Dưới đây là ví dụ đến từ chiến dịch “Cô gái điểm 10 quan tâm” của Dove. Thương hiệu này đã đứng dưới góc nhìn của khán giả để đưa ra một loạt những câu chuyện về nỗi lo lắng của phái đẹp, những lời khuyên chăm sóc bản thân… rất gần gũi và hữu ích. Đây là cách kể chuyện khá hay, vừa lồng ghép được hình ảnh thương hiệu vừa đưa ra những thông tin hữu ích cho khách hàng.

Cách kể chuyện trong Content Marketing của Dove

Thêm cảm xúc

Hoài cổ, hài hước, ngưỡng mộ, hay thậm chí là sợ hãi…. là những cảm xúc đặc biệt thu hút mà bạn nên kể để tạo ra được phản ứng này từ người xem.

Có vô vàn thương hiệu đã đi theo con đường này và họ đã tạo được một dấu ấn nhất định trong lòng khách hàng của mình – vì cảm xúc chính là thứ dễ dàng nhất để ghi nhớ. Quảng cáo nổi tiếng sau đây của Thái Lan chắc chắn sẽ khiến bạn ấn tượng và trải qua hết cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác: sợ hãi, bất ngờ, vỡ òa…

Đưa ra một kịch bản để giải quyết vấn đề

Bạn có thể khiến mọi người sợ hãi, lo lắng, thiếu cảm giác an toàn, vậy thì sau đó hãy đưa ra sản phẩm có thể giúp họ giải quyết vấn đề đó.

Tham khảo:   Cách viết mẫu quảng cáo tìm kiếm không thể không click

Hãy xem quảng cáo này của Xperia XZs. Dựa trên nỗi sợ hãi về tuổi già và cái chết của con người đến khi ta chưa cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống và những khoảnh khắc bên người thân yêu, quảng cáo này đã đưa ra giải pháp lưu giữ những kỉ niệm đó bằng sản phẩm của thương hiệu mình.

Sử dụng dữ liệu để hỗ trợ kể chuyện

Những nghiên cứu sâu sắc chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa một câu chuyện tuyệt vời và một câu chuyện “tạm được”. Trước khi viết bất kỳ câu chuyện nào, bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm số liệu thống kê, kiểm tra tính xác thực và tìm kiếm những thông tin hiếm hoi ít người biết đến.

Hãy thử xem ví dụ nào sẽ thuyết phục bạn hơn trong 2 câu dưới đây?

  • Vi phạm an ninh là một vấn đề nghiêm trọng với các doanh nghiệp lớn ngày nay
  • Bạn có biết rằng 60% vi phạm về bảo mật diễn ra tại các doanh nghiệp lớn?

Chắc chắn là dụ thứ hai sẽ có sức hấp dẫn hơn và đó chính là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người mua.

Hiệu ứng hình ảnh

Nhờ sự phát triển của mạng xã hội, luồng thông tin ngày càng tăng lên, mọi người đã học được cách xử lý thông tin đó và chỉ chọn những gì họ cần. Họ vẫn muốn đọc, nhưng sẽ chẳng ai đọc nổi một đoạn văn dài lê thê về những lợi ích của thương hiệu của bạn, dù bạn có phân tách thành các đoạn văn và thêm một số hình ảnh – bây giờ điều đó là chưa đủ.

Phần hình ảnh sẽ giúp người đọc chìm đắm vào nội dung và cảm nhận được bầu không khí thương hiệu đang cố tạo ra. Hãy suy nghĩ các định dạng hình ảnh khác như hình vẽ minh hoạ, ảnh GIF, infographic, video, v.v … – bạn nên suy nghĩ về nó trong từng câu chuyện riêng biệt.

Tham khảo:   5 cấu trúc nội dung hấp dẫn giúp cải thiện số lượng độc giả

Kết

Kể một câu chuyện ngay lập tức sẽ mang đến sự ấm áp và tính nhân văn vào thông điệp của bất kì sản phẩm nào để tạo nên sức mạnh lan truyền. Với câu chuyện, người đọc có thể xác định được thương hiệu có thể đáp ứng đến đâu với niềm tin và lợi ích của họ.

Tư duy theo hướng kể chuyện giúp bạn trở thành người bán hàng tốt hơn, giúp bạn hiểu được những vấn đề của đối tượng mục tiêu hơn. Bạn không chú ý đến lợi ích của sản phẩm, nhưng hiểu hơn về cách thức sản phẩm có thể giải quyết vấn đề của mọi người.

Và có lẽ điểm quan trọng nhất là một câu chuyện có thể khiến khán giả mỉm cười sẽ giúp bạn nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh.

Theo William Sarto

Bài liên quan:

  • Cảm xúc – chất nền để Viral Marketing thành công
  • Bí quyết tạo “hiệu ứng lan truyền” cho Content Marketing
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo