37. Kinh nghiệm việc làm

Theo CB Insights, đây là 20 lý do khiến các startup thất bại

Mới đây, CB Insights – công tuy chuyên cung cấp dịch vụ tổng hợp, phân tích và báo cáo dữ liệu đã tiến hành “khám nghiệm” 101 startup thất bại để tìm ra những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thê thảm này. Đây cũng chính là mối quan tâm của rất nhiều người đang nuôi dưỡng giấc mơ khởi nghiệp, các startup hiện tại, công ty, tổ chức, tập đoàn, chuyên gia kinh tế và nhà nghiên cứu.

Dưới đây là 20 lý do nổi bật nhất được CB Insights tổng hợp và phân tích từ các chia sẻ chân thành của những nhà sáng lập “dũng cảm” đã khởi nghiệp thất bại. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu sâu hơn, có hai điều bạn cần nắm rõ, đó là: (1) hiếm có một startup nào thất bại chỉ vì một lý do duy nhất và (2) lý do cho sự thất bại rất đa dạng.

Chú thích: Tất cả các chia sẻ trong bài đều đến từ nhà sáng lập của các startup đã thất bại.

Khởi nghiệp thất bại

20. Không xác định được điểm then chốt khi cần thiết

Không nhanh chóng di chuyển hoặc không đủ nhanh để từ bỏ một sản phẩm không phù hợp, tuyển nhầm người hoặc đưa ra một quyết định sai lầm “đóng góp” 7% vào thất bại của các startup. Việc quá cứng nhắc hay gắn chặt với một ý tưởng tồi đều có thể gây lãng phí nguồn lực, tài sản cũng như khiến nhân viên mất động lực để làm việc. Theo nhà sáng lập của Keith Nowak thì, “Chúng tôi đang ở trung điểm của một trục đứng – một phần là chiến lược mà chúng tôi biết chúng sẽ không hiệu quả và phần còn lại chúng tôi tin rằng sẽ thành công nhưng không đủ kiên định để theo đuổi. Đây là điểm vô cùng khó để ra quyết định, kể cả với nhân viên lẫn ban quản lý. Mặc dù đã dồn mọi nguồn lực có sẵn cho giai đoạn khó khăn này nhưng chúng tôi vẫn chẳng thể nào tìm ra được một mục tiêu rõ ràng”.

19. Quá tải

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc không phải là điều mà các nhà sáng lập startup thường quan tâm dẫn tới rủi ro quá tải rất cao, chiếm 8% trong các lý do khiến khởi nghiệp thất bại. Khả năng cắt lỗ khi cần thiết và chuyển hướng khi nhìn thấy “điểm chết” là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tiếp tục, cũng giống như bạn có một đội nhóm làm việc tâm đầu ý hợp và trách nhiệm được chia đều cho từng thành viên trong nhóm.

Khi “khám nghiệm” Blurtt, nhà sáng lập của startup này đã chia sẻ về tác động của hiện tượng quá tải đối với sự tồn vong của doanh nghiệp như sau: “Tôi bắt đầu cảm thấy quá tải. Tôi trở thành một nhà lãnh đạo vô dụng, thất vọng và mất hết khả năng sáng tạo. Tôi thức muộn mỗi đêm để nghĩ về Blurtt (làm gì với nó, tự giày vò bản thân về những sai lầm của mình, nghĩ về những người đã “chơi xấu tôi” và tự nói rằng tôi không thể trở thành một “khuôn mẫu thành công” tại thung lũng Silicon). Tôi kiệt sức hoàn toàn. Dù không có những vết sẹo phải mất 2 đến 3 năm để chữa lành, có lẽ, do tôi đã kịp thời rút lui nhưng tôi cũng phải dốc toàn bộ thể chất, tinh thần lẫn số tiền mà tôi có vào nó”.

 

18. Chưa biết tận dụng các mối quan hệ của nhà đầu tư

Khởi nghiệp thất bại

Người khởi nghiệp thường than vãn rằng họ không có các mối quan hệ hay không có sự liên kết với các nhà đầu tư và đây cũng chính là một trong những lý do khiến startup thất bại. Theo Kiko, “Hãy kết nối với các nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu và đừng sợ khi yêu cầu được giúp đỡ. Họ sẽ ở đó giúp bạn. Tôi nghĩ chúng ta đã mắc sai lầm từ ban đầu khi cố gắng tự làm mọi thứ và đây chính là một sai lầm”.

17. Rào cản pháp lý

Đôi khi, từ một ý tưởng đơn giản biến thành một công ty với đầy rẫy những thủ tục pháp lý cần phải tuân theo là nguyên nhân cốt lõi dẫn tới một startup bị thất bại. Turntable.fm – một công ty khởi nghiệp không thành công chia sẻ rằng họ đã phải chi hơn ¼ tiền mặt chỉ để giải quyết các thủ tục pháp lý và dịch vụ liên quan. Cuối cùng, họ buộc phải ngừng ý tưởng của mình vì sản phẩm không thể quảng bá ra thị trường quốc tế.

Tham khảo:   12 ngày luyện tập để biết yêu bản thân nhiều hơn

16. Không gọi được vốn

Thiếu tiền do không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với ý tưởng hay đầu tư quá nhiều trong giai đoạn “hạt giống” cũng là lý do khiến nhiều ý tưởng khởi nghiệp “tắt ngấm”.

15. Địa điểm chưa phù hợp

Địa điểm là một vấn đề có ảnh hưởng tới quá trình khởi nghiệp theo nhiều khía cạnh. Đầu tiên, giữa ý tưởng và địa điểm cần phải có sự hài hòa. Theo Meetro, “Chúng tôi ra mắt sản phẩm và giới thiệu chúng đến tất cả bạn bè ở Chicago. Chúng tôi có những tấm biển lớn để quảng bá hình ảnh của mình. Mọi thứ diễn ra rất tuyệt vời nhưng chẳng mấy chốc, rắc rối xuất hiện. Đó là việc có hàng trăm người dùng dùng tích cực nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có, dù chỉ 2 người dùng tích cực của Miwaukee – nơi cách đó chưa đầy 100 dặm, chứ chưa đề cập đến New York hay San Francisco. Ý tưởng và sản phẩm không đơn giản được đo lường bằng khoảng cách địa lý”.

Vị trí cũng khiến cho những nhóm khởi nghiệp làm việc từ xa thất bại: thiếu đi phương pháp kết nối và tương tác hiệu quả sẽ dẫn tới những vấn đề về mặt quản lý.

14. Thiếu đam mê

9% khởi nghiệp thất bại đến từ việc thiếu đam mê và không nỗ lực học hỏi, đồng thời chỉ nhắm đến mục tiêu kinh doanh mà không coi trọng nhu cầu của khách hàng.

 

13. Không thừa nhận sai lầm

Khởi nghiệp thất bại

Người khởi nghiệp cần có sự tính toán kỹ lưỡng khi muốn thay đổi mô hình kinh doanh, các thử nghiệm cũng như phải đo lường kết quả cẩn thận. Nếu vẫn cứng đầu và không sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình sẽ khiến cho các startup đốt rất nhiều tiền, khiến nhân viên nản lòng và khách hàng từ bỏ sản phẩm

Tham khảo:   Muốn trở thành người giàu có, nhớ duy trì 15 thói quen thường ngày dưới đây!

12. Thiếu hài hòa giữa nhà đầu tư và các thành viên sáng lập

Xảy ra bất đồng giữa các nhà sáng lập với nhà đầu tư hay giữa các thành viên sáng lập với nhau là dấu hiệu “báo tử” cho “cái chết” của khởi nghiệp.

11. Mất tập trung

Mất tập trung, bị phân tán bởi các vấn đề cá nhân hay các dự án khác “đóng góp” 13 % vào nguy cơ thất bại của các startup.

10. Chọn sai thời điểm tung sản phẩm ra thị trường

Khởi nghiệp thất bại

Nếu tung sản phẩm ra thị trường quá sớm, người dùng có thể sẽ chưa cảm nhận được sự hoàn hảo của sản phẩm và việc thu hồi lại rõ ràng sẽ khiến ấn tượng về công ty bạn trở nên rất tiêu cực. Nếu ra mắt quá muộn, bạn có thể đã bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu.

09. Thiếu linh hoạt và không chủ động khai thác phản hồi của khách hàng

Không coi trọng khách hàng là lý do thất bại đã được chứng minh bởi rất nhiều ví dụ trong thực tế. Tuy nhiên, đáng buồn là hầu hết các startup lại bỏ qua khâu thu thập phản hồi của người dùng.

08. Chiến lược Marketing nghèo nàn

Nắm được khách hàng mục tiêu và biết cách thu hút sự chú ý cũng như biến họ trở thành người dùng cuối cùng sử dụng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là điểm yếu của các nhà sáng lập chỉ thích viết code và tạo ra sản phẩm. Họ gần như không có kiến thức gì về hoạt động truyền thông và quảng cáo.

Theo Overto: “Khoảng cách giữa sự tồn tại và biến mất của một dịch vụ Internet là số lượng người dùng. Trong giai đoạn đầu, con số này có thể tăng lên một cách có hệ thống. Nhưng khi đã lên đến đỉnh thì lúc này, bộ phận marketing phải vào cuộc để duy trì đà tăng trưởng và tính ổn định. Tuy nhiên, không một ai trong chúng ta hiểu biết về lĩnh vực này cả. Tệ hơn, chẳng ai đủ thời gian để tìm hiểu. Đó chính là lý do vì sao Overto thất bại”.

07. Không có mô hình kinh doanh phù hợp

 

Khởi nghiệp thất bại

Không có một chiến lược kinh doanh ngay từ đầu là điểm chung của các startup khi nói về nguyên nhân thất bại của mình. Ý tưởng tuyệt vời thôi vẫn chưa đủ.

06. Sản phẩm không thân thiện với người dùng (kém chất lượng)

Những thứ tồi tệ nhất sẽ xảy ra khi bạn bỏ qua mong muốn và nhu cầu của người dùng.

05. Giá cả sản phẩm không có tính cạnh tranh

Định giá sản phẩm quá cao hoặc quá đắt đều là rủi ro đối với doanh nghiệp. Delight IO đã từng đối mặt với vấn đề này, khách hàng của họ phàn nàn và dù đã cố gắng giải quyết vấn đề nhưng họ cũng không thể nào đáp ứng mong đợi của các “thượng đế”.

04. Không có lợi thế cạnh tranh

Mặc dù rất nhiều startup nói rằng họ không chú ý tới việc cạnh tranh cùng các hãng lớn trên thị trường nhưng thực tế, khi ý tưởng kinh doanh đã trở thành một sản phẩm thực thụ thì nếu muốn tồn tại, sản phẩm buộc phải có sự khác biệt. Bỏ qua việc xác định lợi thế cạnh tranh sẽ là con đường khiến startup đối mặt với 19% nguy cơ thất bại.

Tham khảo:   6 công việc không bao giờ biến mất

03. Không phải là một đội hiểu nhau

Khởi nghiệp thất bại

Một nhóm làm việc có nhiều kỹ năng khác nhau được xem như là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của một startup. Ngược lại, nếu các thành viên có sự chồng chéo, mâu thuẫn về quan điểm, không có các kỹ năng bổ trợ nhau, quá nhiều người cùng biết về một thứ nhưng lại thiếu trầm trọng các kiến thức khác đều sẽ trở thành nguyên nhân dẫn tới ý tưởng chẳng bao giờ thành hiện thực được.

02. Thiếu vốn

Tiền và thời gian đều có hạn. Do vậy, chúng cần được phân bổ một cách hợp lý. Nên đầu tư bao nhiêu tiền rõ ràng là một câu hỏi hóc búa và nếu không trả lời được thì chẳng có gì khó hiểu khi ý tưởng khởi nghiệp của bạn không bao giờ thành công.

01. Ý tưởng không phải là cái thị trường cần

Ý tưởng của bạn giải quyết được một vấn đề nhưng đó không phải là cái thị trường cần thì sản phẩm rất khó tồn tại. Đây là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến khởi khiệp luôn là giấc mơ với những ai không nắm được xu hướng và thị hiếu người dùng, chiếm 42% trong tổng số 20 nguyên nhân nằm trong danh sách này. Do vậy, hãy chắc chắn sản phẩm của bạn luôn có cầu trước khi quyết định phát triển nó.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo