27. Sở hữu trí tuệ

Thỏa ước Madrid (Madrid Agreement) và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid

Thỏa ước Madrid

Thỏa ước Madrid trong tiếng Anh là Madrid Agreement.

Thỏa ước Madrid về Đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks) gọi tắt là Thỏa ước Madrid, được kí kết tại Madrid ngày 14/4/1891. Tính đến 15/01/2003 đã có 89 quốc gia tham gia Thỏa ước Madrid, Việt Nam tham gia Thỏa ước này từ 08/3/1949.

Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid

Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid (Protocol Relating to the Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks) gọi tắt là Nghị định thư Madrid, được kí kết ngày 27/6/1989 tại Madrid. Tính đến 15/01/2003 đã có 56 quốc gia tham gia Nghị định thư Madrid, Việt Nam tham gia Nghị định thư Madrid từ 11/7/2006.

Hệ thống đăng kí quốc tế nhãn hiệu được qui định tại Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid (gọi tắt là hệ thống Madrid).

Hệ thống Madrid

Hệ thống Madrid cho phép công dân hay pháp nhân của tất cả các quốc gia thành viên có thể đạt được sự bảo hộ nhãn hiệu của mình cho hàng hóa và dịch vụ tại các nước khác tham gia hệ thống khi nhãn hiệu đó đã được đăng kí hoặc được nộp đơn đăng kí tại nước xuất xứ, bằng việc nộp đơn đăng kí quốc tế nhãn hiệu tại văn phòng quốc tế của WIPO thông qua sự trung gian của cơ quan nhãn hiệu tại nước xuất xứ. 

Tham khảo:   Hợp đồng li-xăng (Trademark license agreement) là gì? Đặc điểm của hợp đồng li-xăng

Sau khi nhãn hiệu đã được đăng kí hoặc được nộp đơn đăng kí với cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn bằng một ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha cho một cơ quan (Văn phòng Quốc tế của WIPO).

Trong đơn chỉ ra các nước mà nhãn hiệu cần được bảo hộ, thay cho việc phải nộp nhiều đơn riêng biệt cho từng cơ quan khác nhau của các bên tham gia, bằng các ngôn ngữ khác nhau và phải trả các khoản lệ phí riêng biệt cho từng cơ quan.

Lợi thế này cũng đượng hưởng khi có sự sửa đổi hay gia hạn đăng kí. Đối với các cơ quan nhãn hiệu của các nước thành viên thì việc đăng kí quốc tế cũng có lợi, đó là không phải thẩm định hình thức, không phải phân loại hàng hóa, dịch vụ và không phải công bố nhãn hiệu.

Điểm khác biệt cơ bản trong qui định của Nghị định thư so với thỏa ước là cho phép các đăng kí quốc tế được dựa trên đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên các đăng kí quốc gia. 

Tham khảo:   Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang là gì?

(Theo Giáo trình Luật pháp Sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo