27. Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu dịch vụ (Service Mark) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: publicdomainpictures)

Nhãn hiệu dịch vụ

Khái niệm

Nhãn hiệu dịch vụ trong tiếng Anh gọi là: Service Mark.

Nhãn hiệu dịch vụ là tên thương hiệu hoặc logo xác định nhà cung cấp của một dịch vụ. Một nhãn hiệu dịch vụ có thể bao gồm một từ, cụm từ, kí hiệu, một thiết kế hoặc sự kết hợp của các yếu tố này. 

Một hình thức bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu ngăn các doanh nghiệp cạnh tranh sử dụng tên và phù hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. (Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Nhãn hiệu dịch vụ rất giống với nhãn hiệu hàng hoá về bản chất. Cả hai đều là dấu hiệu có khả năng phân biệt; nhãn hiệu hàng hoá phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của doanh nghiệp khác, trong khi nhãn hiệu dịch vụ phân biệt dịch vụ của doanh nghiệp này với dịch vụ của doanh nghiệp khác. 

Dịch vụ có thể được hiểu là dịch vụ bất kì, có thể liệt kê một số dịch vụ như tài chính, ngân hàng, du lịch, quảng cáo hoặc ăn uống. Nhãn hiệu dịch vụ có thể được đăng kí, gia hạn, huỷ bỏ hiệu lực, chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng với các điều kiện giống như nhãn hiệu hàng hoá.

Tham khảo:   Thỏa ước Madrid (Madrid Agreement) và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid

Nhãn hiệu hàng hóa là một tập hợp các từ ngữ, kí hiệu, chữ viết, màu sắc… nhằm gọi tên và phân biệt hàng hóa đó trong kinh doanh mua bán ngoại thương. (Theo Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân) 

Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại

Nhãn hiệu khác với tên thương mại.

Nhiều người tin rằng nếu họ đăng kí thành lập doanh nghiệp và tên thương mại của họ trong Giấy đăng kí kinh doanh thì tên gọi này cũng sẽ tự động được bảo hộ như là nhãn hiệu. Đây là một sự hiểu nhầm phổ biến. 

Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu là rất quan trọng. Tên thương mại là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp của bạn, ví dụ, “Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Blackmark” và nó gắn với công ty của bạn. 

Nó thường kết thúc với các từ ngữ viết tắt thể hiện hình thức pháp lí của công ty như “trách nhiệm hữu hạn – TNHH”, “tập đoàn”, v.v… 

Tuy nhiên, nhãn hiệu được dùng để phân biệt (các) sản phẩm của công ty bạn với các sản phẩm của công ty khác. Một công ty có thể có nhiều nhãn hiệu. Ví dụ, Công ty TNHH quốc tế Blackmark có thể bán một sản phẩm của họ với nhãn hiệu BLACKMARK nhưng lại bán sản phẩm khác với nhãn hiệu REDMARK. 

Tham khảo:   Bảng phân loại Nice (Nice Classification - NCL) là gì?

Các công ty có thể sử dụng một nhãn hiệu để nhận dạng tất cả các sản phẩm của họ hoặc một chủng loại sản phẩm nhất định hoặc chỉ một loại sản phẩm cụ thể mà họ sản xuất. 

Một số công ty cũng có thể sử dụng tên thương mại hoặc một bộ phận của chúng làm nhãn hiệu và do đó, phải xem xét đăng kí chúng làm nhãn hiệu.

(Tài liệu tham khảo: Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ, Trung tâm Thương mại quốc tế và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo