27. Sở hữu trí tuệ

Khả năng áp dụng công nghiệp (Industrial Applicability) là gì?

Khả năng áp dụng công nghiệp 

Khái niệm

Khả năng áp dụng công nghiệp trong tiếng Anh là Industrial applicability hoặc industrial Utility

Khả năng áp dụng công nghiệp có nghĩa là sáng chế có thể được thực hiện hoặc được sử dụng trong bất kì ngành công nghiệp nào hoặc phải thực sự hữu dụng trên thực tế chứ không thể chỉ là một ý tưởng hay một lí thuyết. 

Nếu sáng chế dạng sản phẩm, một người nào đó phải có khả năng làm ra sản phẩm đó. Nếu sáng chế dạng qui trình thì qui trình đó phải có thể thực hiện được. 

Ví dụ, một cỗ máy thời gian có thể là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng trừ khi một nhà sáng chế trên thực tế tạo ra một cỗ máy cho phép người dân đi du lịch trong thời gian thì cỗ máy thời gian đó mới có thể được bảo hộ bằng độc quyền sáng chế. Ý tưởng đơn giản về cỗ máy thời gian không thể được cấp bằng sáng chế. 

Dưới góc độ pháp lí, khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được qui định theo Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ: “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại qui trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định“.

Việc đánh giá xem sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp hay không sẽ được thực hiện trước khi đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo. Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng không liên quan tới việc đối tượng đó được tạo ra như thế nào hoặc đã được thực hiện hay không. 

Tham khảo:   Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là ai? Quyền và nghĩa vụ

Việc một đối tượng rất khó chế tọa hoặc sử dụng hoàn toàn không ảnh hưởng tới khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng đó. Hay nói cách khác, sự bảo hộ pháp lí đối với sáng chế không đòi hỏi sáng chế đó phải được thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất nhất định (điều này là hoàn toàn khác đối với quyền tác giả).

Đối tượng không có khả năng áp dụng công nghiệp

Một số trường hợp điển hình trong đó đối tượng nếu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp, như:

Trái với các qui luật tự nhiên: Các sản phẩm hoặc qui trình hoạt động trái với các qui luật của tự nhiên và các nguyên lí cơ bản của khoa học hiển nhiên là không có khả năng áp dụng công nghiệp như động cơ vĩnh cữu.

Không ứng dụng được trong thực tế: Các đối tượng mà về bản chất là không khả thi trong thực tiễn, mặc dù về lí thuyết có thể thực hiện được, bị coi là không có khả năng áp dụng. Ví dụ, phương pháp ngăn chặn sự gia tăng của tia cực tím làm phá hủy tầng ozon bằng cách bọc toàn bộ bề mặt Trái Đất bằng một màng chất dẻo hấp thụ tia cực tím.

Tham khảo:   Thỏa ước La Haye về đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp (The Hague Agreement) là gì?

Có chứa mâu thuẫn nội tại: Các đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại hoặc bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kĩ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ (ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc,…) được với nhau nhằm đạt được mục đích đề ra, thì sẽ không thực hiện được và do đó không có khả năng áp dụng. Ví dụ, thiết bị bay hoạt động dựa trên “chức năng vỗ cánh”.

Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn để thực hiện đối tượng: trong trường hợp này, người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng không thể thực hiện được đối tượng nêu trong đơn, thì đối tượng đó sẽ bị coi là không có khả năng áp dụng. Ví dụ, việc chỉ ra trong đơn rằng một chất có thể dùng trong việc điều trị các rối loạn chức năng nào đó hoặc một chất có các đặc tính sinh học hữu ích nhưng không nêu ứng dụng thực tế của chất đó, sẽ bị coi là thiếu các chỉ dẫn thực hiện và vì vậy không có khả năng áp dụng.

Sau khi được công nhận có khả năng áp dụng công nghiệp, sáng chế tiếp tục được xem xét có thỏa mãn điều kiện về tính mới hay không. 

(Theo Giáo trình Pháp luật Sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo