27. Sở hữu trí tuệ

Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Designs) là gì? Một số qui định pháp lí

Hình minh họa (Nguồn: Ignitec)

Định nghĩa Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Designs)

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.” (Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013).

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của sự chuyên nghiệp trong việc thiết kế các sản phẩm được sử dụng bởi hàng triệu người trên thế giới mỗi ngày. Các nhà thiết kế không chỉ tập trung vào sự xuất hiện của sản phẩm, mà còn về cách thức hoạt động, giá trị và trải nghiệm mà nó cung cấp cho người dùng.

Trong thực tiễn chuyên nghiệp, những nhà thiết kế công nghiệp thiết kế giao diện người dùng, thiết kế trải nghiệm người dùng. Khách hàng và nhà sản xuất cùng làm việc với nhau vì mục đích chung. Sự đóng góp nhiều quan điểm khác nhau này giúp phát triển đến mức tối đa các sản phẩm công nghiệp. Kết quả của quá trình nói trên, chính là kiểu dáng công nghiệp. (Theo Industrial Designers Society of America)

Tham khảo:   Văn bằng bảo hộ (Protective certificate) là gì? Qui định của pháp luật

Một số qui định của pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Điều kiện bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kì nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.

– Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.

– Hình dáng bên ngoài do đặc tính thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính thuật.

Tham khảo:   Quyền liên quan (Related Rights) là gì? Đặc điểm của quyền liên quan

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.

– Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mĩ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

– Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. (Theo Cục sở hữu trí tuệ)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo