27. Sở hữu trí tuệ

Khoa học và công nghệ (Science and Technology) là gì? Quyền đối với khoa học và công nghệ

Hình minh họa (Nguồn: IBEF).

Khoa học và công nghệ (Science and technology)

Khoa học và công nghệ – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Science and technology.

“Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, qui luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.”

“Công nghệ là giải pháp, qui trình, bí quyết kĩ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”

“Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.” (Theo Luật khoa học và công nghệ năm 2013)

Một số quyền đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kĩ thuật cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Tham khảo:   Nhãn hiệu dịch vụ (Service Mark) là gì?

Đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì đại diện chủ sở hữu nhà nước được qui định như sau:

– Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở do mình phê duyệt;

Đại diện chủ sở hữu nhà nước có quyền xét giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước theo qui định của Chính phủ cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Việc thực hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được qui định như sau:

– Trường hợp được giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu thì tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện quyền này theo qui định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ;

Tham khảo:   Văn bằng bảo hộ (Protective certificate) là gì? Qui định của pháp luật

– Trường hợp được giao quyền sử dụng thì tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện quyền này theo qui định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thể sử dụng được kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định giao quyền sử dụng đó cho tổ chức khác có khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Chính phủ qui định cụ thể các trường hợp, trình tự, thủ tục giao toàn bộ, giao một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo qui định.

Quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đó. Tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hưởng quyền theo qui định của pháp luật. (Theo Luật khoa học và công nghệ năm 2013)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo