27. Sở hữu trí tuệ

Tài sản vô hình (Invisible Assets) là gì? Vai trò của tài sản vô hình đối với doanh nghiệp

Tài sản vô hình

Khái niệm

Tài sản vô hình trong tiếng Anh là invisible assets.

Tài sản vô hình là tài sản không thể nhìn thấy hoặc chạm vào, nhưng vẫn cung cấp giá trị cho chủ sở hữu. Mặc dù một tài sản vô hình là không thể cầm nắm được, có nghĩa là nó không có sự hiện diện vật lý, nó vẫn có thể cung cấp một giá trị xấp xỉ về mặt kinh tế. (Theo Investopedia)

Trong nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, vai trò của tài sản hữu hình như tài nguyên thiên nhiên, đất đai, máy móc,… từng được đánh giá cao, tài sản hữu hình có đặc điểm là không thể tái tạo hoặc có thể tái tạo được nhưng phải mất thời gian rất lâu. 

Lịch sử loài người đã chứng kiến nhiều quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn nhưng vẫn bị xếp vào hạng các quốc gia nghèo, ngược lại có những quốc gia ít đất đai, nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thuộc nhóm giàu có. 

Đạt được như vậy, với các quốc gia này đang sở hữu nguồn tài sản vô hình to lớn, đó là các thành tựu của khoa học và công nghệ, uy tín trong hoạt động của các doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Designs) là gì? Một số qui định pháp lí

Vai trò của tài sản vô hình

Vai trò của tài sản vô hình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội được thể hiện qua việc tỉ trọng của nó ngày càng tăng so với tài sản hữu hình. 

Ví dụ: theo thống kê năm 1982, khoảng 62% tài sản của các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ là tài sản hữu hình, nhưng đến năm 2000 tỉ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 30%. Trong một cuộc khảo sát 284 doanh nghiệp tại Nhật Bản vào năm 1993 cho thấy giá trị của tài sản vô hình đã chiếm đến 45,2% trong tổng khối tài sản của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của Dbhalling đăng ngày 24/5/2011 dẫn nguồn từ Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ cho biết doanh nghiệp Coca Cola có tổng số vốn trên thị trường là 110,4 tỉ USD, trong đó tài sản hữu hình (nhà xưởng, công sở, máy móc, thiết bị,…) chỉ chiếm 25,3 tỉ USD, như vậy giá trị tài sản vô hình của Coca Cola đạt đến 85,1 tỉ USD (chiếm 77,08% tổng số vốn).

Coca Cola có hai tài sản vô hình có giá trị cao, đó là “công thức bí mật” để chế tạo nước uống và nhãn hiệu (Coke và Coca Cola). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỉ lệ tài sản vô hình của McDonald’s chiếm 71% tổng khối tài sản, Disney chiếm 68% tổng khối tài sản.

Tham khảo:   Nhãn hiệu dịch vụ (Service Mark) là gì?

Như vậy, có thể khắng định vai trò không thể thiếu của tài sản vô hình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội hiện đại.

Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình được chia thành:

– Tài sản vô hình không xác định (ví dụ uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh);

– Tài sản vô hình xác định (ví dụ các kết quả nghiên cứu trong hoạt động khoa học và công nghệ, như phát minh khoa học, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, phần mềm máy tính, tác phẩm văn học và nghệ thuật, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,… Nói cách khác, các thành tựu này là tài sản trí tuệ của con người thu nhận được từ kết quả hoạt động khoa học công nghệ).

(Theo Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo