27. Sở hữu trí tuệ

Bí mật kinh doanh (Trade secrets) và điều kiện bảo hộ

Hình minh họa (Nguồn: Expert Legal Review).

Bí mật kinh doanh (Trade secrets)

Bí mật kinh doanh – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Trade secrets.

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013 qui định “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

Bất cứ thông tin nào có thể sử dụng trong hoạt động kinh doanh hay có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh có thể bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm công thức sản xuất ra các sản phẩm. Việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh cho một doanh nghiệp. 

Bí mật kinh doanh thậm chí còn bao gồm cả chiến lược quảng cáo và qui trình phân phối. Khác với bằng sáng chế, bí mật kinh doanh được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng kí với cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Các bí mật kinh doanh được bảo hộ theo các qui định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013 về quyền sở hữu công nghiệp. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo qui định mà không phải đăng kí.

Tham khảo:   Bằng sáng chế thực vật (Plant Patent) là gì?

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau.

Bí mật kinh doanh không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được 

Điều kiện này có nhiều điểm tương đồng với điều kiện bảo hộ sáng chế. Với tính chất là bí mật kinh doanh, những thông tin có tính phổ thông, những hiểu biết thông thường mà những người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng đều có thể có được, bí mật kinh doanh thực sự rất khó để bảo hộ.

Việc không dễ dàng có được chứng tỏ bí mật kinh doanh phải là kết quả của quá trình đầu tư tài chính, trí tuệ của chủ sở hữu.

Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó

Tham khảo:   Quyền liên quan (Related Rights) là gì? Đặc điểm của quyền liên quan

Trong thực tiễn kinh doanh, việc một công ty nắm giữ bí quyết kĩ thuật có giá trị sẽ dễ dàng nắm ưu thế trên bàn đàm phán, nâng giá trị tài sản công ty hoặc có thể sử dụng bí mật kinh doanh như một giá trị tài sản để góp vốn.

Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được

Điều này hoàn toàn đúng với tên gọi của đối tượng bảo hộ. Tính “bí mật” và các biện pháp “bảo mật” được chủ sở hữu áp dụng là điều kiện cần thiết để được bảo hộ đối tượng. Vì vậy, khi áp dụng tố quyền chống hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ sở hữu phải chứng minh là mình đã áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết nhưng vẫn bị người khác xâm phạm. (Theo Giáo trình Pháp luật Sở hữu Trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo