27. Sở hữu trí tuệ

Sao chép (Copy) là gì? Vi phạm bản quyền trong hoạt động sao chép

Hình minh họa (Nguồn: Betanews).

Định nghĩa Sao chép (Copy)

Sao chép – động từ, trong tiếng Anh có thể gọi bằng nhiều cách như copy, transcribe hay transcription.

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013 qui định: “Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.”

Trong một số trường hợp, việc sao chép được pháp luật cho phép tùy theo mục đích, ví dụ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu được qui định tại điều 25 của luật này.

Một số trường hợp vi phạm bản quyền của hoạt động sao chép

Sao chép vi phạm bản quyền

– Sao chép nguyên văn (không chỉnh sửa, biên tập, tóm lược) hoặc lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép dù có ghi rõ nguồn, trích dẫn hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức.

– Trầm trọng có thể là khi người vi phạm công bố thêm để người đọc hiểu lầm các công trình đó là của mình sáng tạo ra. Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.

Tham khảo:   Sáng chế (Invention) là gì? Một số qui định của pháp luật về sáng chế

Sao chép vi phạm về bản quyền một tác phẩm

– Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cho phép hoặc nằm trong giới hạn bản quyền.

– Lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình.

– Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là “bản sao” bắt chước theo nguyên mẫu.

– Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo.

Trong một số trường hợp, một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính. Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án. (Theo Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam)

Tham khảo:   Chuyển giao công nghệ (Technology transfer) là gì? Các loại hình chuyển giao công nghệ

Xử việc vi phạm bản quyền trong vấn đề sao chép

Sao chép được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cũng giống như các hành vi xâm phạm khác. 

Biện pháp xử hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 

-Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. 

– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo qui định của Luật này và các qui định khác của pháp luật có liên quan. (Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo