15. Quản Trị Digital Marketing

Tích hợp Zalo chat lên website

Zalo hiện là một trong những kênh giao tiếp ưa thích nhất của khách hàng Việt Nam, vì vậy nhiều doanh nghiệp mong muốn tương tác với khách hàng trên kênh này ngay tại website. Tại Masterskills, chúng tôi giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng đến từ đa kênh, trong số đó có Zalo, tất cả trên một nền tảng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tích hợp Zalo vào website, dĩ nhiên là bạn có thể quản lý bằng nền tảng Masterskills.

Tạo tài khoản Zalo Official Account

Tương tự như Facebook Messenger, Zalo sẽ tạo một cửa sổ chat trên website để khách hàng có thể nhắn tin với bạn qua đó. Nhưng để làm được điều này, trước tiên bạn cần tạo một tài khoản Official Account trước. Để đăng ký, bạn cần phải cài đặt ứng dụng Zalo và đăng ký tài khoản Zalo ( nghĩa là bạn cần phải cài đặt và đăng ký tài khoản Zalo trên điện thoại )

Bước 1:Truy cập https://oa.zalo.me/manage > Tạo Official Account mới để đăng kí tài khoản

1 (1)

Tại đây bạn sẽ chọn loại tài khoản cho doanh nghiệp của mình:

2

Hiện nay có 3 loại tài khoản đó là: Nội dung – Cửa hàng – Dịch vụ khác

Tài khoản nội dung Zalo: Thích hợp cho các trang tin tức cộng đồng với nhiều nội dung và chia sẻ thông tin.Tin nhắn hiển thị trong phần Media box và tối đa gửi 1 tin mỗi ngày tới tất cả người quan tâm.

Cửa hàng: Phù hợp các cửa hàng kinh doanh, shop Online các lĩnh vực mẹ và bé, thời trang, mỹ phẩm, du lịch, mua sắm bán lẻ, vui chơi giải trí, dịch vụ khác… Tài khoản này cho phép tạo cửa hàng, thêm sản phẩm và chat trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra bạn có thể gửi vào hộp thư cá nhân của khách hàng 4 tin nhắn / tháng.

Dịch vụ khác: Dùng cho các nhãn hàng, tổ chức hay doanh nghiệp. Tính năng tương tự như loại Cửa hàng, tuy nhiên không thể tạo cửa hàng và sản phẩm.

Tham khảo:   Email: 6 cách tạo ấn tượng để nhận được phản hồi

Bước 2: Sau khi Chọn loại tài khoản > Chọn danh mục ( Tại đây Zalo cho phép bạn chọn 2 loại danh mục là Danh mục chính và Danh mục con )

Đây là bước quan trọng nhất, góp phần giúp bot tìm kiếm hiểu được lĩnh vực mà website bạn đang kinh doanh. Từ đó các công việc quảng cáo hay tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng trở nên chính xác hơn. Cụ thể, nếu website bạn kinh doanh các sản phẩm về thời trang, bạn sẽ chọn “ cửa hàng – dịch vụ” trong danh mục chính và điền thông tin “ thời trang” vào danh mục con.

Bước 3:Nhập thông tin

3 (2)

Bạn cần điền đầy đủ thông tin bao gồm: Tên, thông tin giới thiệu liên hệ và mô tả cũng như thông tin người liên hệ. Việc mô tả chi tiết các thông tin sẽ giúp khách hàng hiệu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn, khiến họ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng liên hệ hơn.

Bước 4:Chọn ảnh bìa và ảnh đại diện cho tài khoản.

Một điểm lưu ý là bạn nên lựa chọn những hình ảnh hấp dẫn mang đậm dấu ấn thương hiệu để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng.

4

Tất cả ảnh đều là Định dạng PNG hay JPG và dung lượng tối đa 1Mb.

Kích thước ảnh bìa Zalo: tối thiểu 320x350px, vùng an toàn 320×180
Kích thước ảnh đại diện ( avatar ): 150x150px

Bước 5:Nhập địa chỉ

Sau khi bạn điền đầy đủ các thông tin, ảnh, địa chỉ và hoàn tất các bước đăng ký. Zalo sẽ tiến hành tự động kiểm duyệt các thông tin, nếu không có vấn đề về chính sách, tài khoản của bạn sẽ được chấp nhận nhanh chóng không quá 24h.

Tham khảo:   Những lưu ý khi dùng AI viết nội dung SEO để không bị Google phạt

Tích hợp Zalo Chat cho website

Bước 1:Truy cập Tài liệu -> Widget Chat tại http://developers.zalo.me/docs/social/zalo-chat-widget

5

Official Account: là Account bạn tạo theo hướng dẫn phía trên
Chọn câu chào: Đây là tin nhắn khách hàng sẽ nhận được khi ghé thăm website của bạn. Lưu ý là mỗi khách hàng sẽ chỉ nhận được một tin nhắn chào trong một ngày.
Thời gian hiển thị cửa sổ chat (giây): là thời gian để cửa sổ chat tự động mở khi khách hàng vào website. Zalo mặc định thời gian là 0 giây – nghĩa là ngay lập tức cửa sổ sẽ được mở. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi số giây tùy theo ý muốn, và trong một ngày với mỗi khách hàng truy cập, cửa sổ chat cũng chỉ tự động hiện lên một lần duy nhất.

Bước 2:Lấy mã > Nhúng đoạn code vào website

Sau khi click lấy mã. Một popup sẽ hiện ra, bạn sẽ copy mã nhúng và chèn vào dưới website.

6

Bước 4:Kiểm tra website đã cập nhật hay chưa?

Quay trở lại màn hình chính của website, thấy biểu tượng Zalo hiển thị tức là bạn đã tích hợp chat Zalo vào website thành công.

Quản lý Zalo bằng nền tảng Masterskills

Trên nền tảng Masterskills, Zalo được tổ chức như một kênh giao tiếp, tương tự như các kênh Fanpage, Messenger, Website và Email. Bạn có thể dùng Masterskills để quản lý tin nhắn và dữ liệu khách hàng trên các kênh Zalo, Fanpage, Messenger, Website và Email; sử dụng các tác vụ nâng cao trên Masterskills để phân chia công việc cho các sales, dùng chatbot hỗ trợ, cài đặt luồng công việc tự động, báo cáo và thống kê công việc và nhân sự…
Để thực hiện, vào Tài khoản Masterskills > Cài đặt > Tin nhắn > Zalo > Kết nối Zalo Official Account. Bạn đã có thể sử dụng Masterskills để quản lý Zalo như các kênh khác.

Tham khảo:   Marketing Attribution và 7 bí kíp giúp CMO thăng hoa

Nếu cần hỗ trợ, hãy liên lạc với chúng tôi qua:

– Hotline: +84 2473.021.368
– Email: [email protected]
– Chat trên trang: https://Masterskills.com/vi/

Ngày 11/01/, Masterskills đã ra mắt công cụ tạo pop up thông minh dự đoán ý định thoát trang và tìm đúng đối tượng mục tiêu, tăng 2x-5x chuyển đổi cho website doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập tại đây hoặc hỏi tư vấn viên.

Bài viết liên quan: 

– Cách tích hợp Facebook Messenger vào website

– Hệ thống chăm sóc khách hàng Ticket 

– Masterskills App Mobile 2.0 – Bản Cập Nhật Mới Dành Cho Di Động

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo